Ăn khoai tây mà không biết điều này là sẽ hại cả nhà

( PHUNUTODAY ) - Muốn ăn khoai tây bạn cần phải hết sức lưu ý những điều tưởng chừng đơn giản dưới đây nhưng nếu không biết sẽ gây hại khôn lường!

 

Vì sao phải gọt vỏ khoai tây trước khi chế biến?

Lý do là vì khoai tây có chứa một chất hóa học là alkaloid. Mặc dù chất hóa học này thường tập trung nhiều ở hoa và mầm của cây khoai tây là chủ yếu nhưng phần vỏ xanh của củ khoai tây vẫn chứa chúng.

Vỏ khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt, tuy nhiên cũng có hàm lượng acrilamit cao hơn. Vậy nên cách tốt nhất là gọt bỏ vỏ.

Do đó, ăn khoai tây sống, nhất là ăn củ khoai tây mọc mầm hoặc ăn củ khoai tây không gọt vỏ, bạn sẽ hấp thụ nhiều hơn nồng độ các alkaloid độc hại. Đây là thủ phạm gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, co giật, ảo giác, đau đầu, nhịp tim bất thường, các vấn đề hô hấp và thậm chí tử vong…

Bởi thế, để loại bỏ các độc tố hóa học alkaloid ở củ khoai tây khi ăn, bạn nên gọt bỏ vỏ khoai tây nhằm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm độc.

Không ăn khoai tây đã mọc mầm

Khi ăn khoai tây, bạn nên tránh chọn những củ khoai tây đã mọc mầm rồi nhé. Bởi khoai tây đã mọc mầm chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón…

Bởi thế, bạn tuyệt đối không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Hoặc nếu lỡ có củ khoai tây mọc mầm, bạn nên dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này đi.

Không ăn khi không qua sơ chế

Đối với khoai tây nói riêng và khoai mì nói chung, chất độc tập trung ở phần vỏ dày hai đầu củ khoai. Bởi thế, bạn nên phải qua sơ chế.

Khi sơ chế, cần cắt sâu vào hai đầu để nhựa chảy ra và loại bỏ chất độc. Bên cạnh đó, trước khi chế biến, bạn nên phải ngâm khoai trong nước muối loãng để qua đêm.

Tuyệt đối không ăn khoai sống. Thậm chí, nếu khi ăn thấy có phần đắng nên bỏ ngay vì đó là nơi tập trung chất độc.

Không ăn khoai đã hỏng

Các loại khoai đều dễ bị hà hay hư hại. Và những củ khoai đã hỏng cũng thường có mùi hăng đặc trưng. Bởi thế, nếu bạn phát hiện ra khoai đã hỏng thì bạn không nên tiếc mà nên bỏ đi.

Tránh chọn những củ khoai tây da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm vì đây là những củ đã để lâu và bị héo, ăn sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, không ngọt.

Bạn cũng không nên chọn những củ khoai tây có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước. Những củ khoai còn tươi nhưng vỏ bị trầy xước cũng không nên mua vì nó sẽ nhanh bị thối và lây sang các củ lành khác.

Không chọn những củ khoai tây có nhiều vết lõm, tuy không bị sâu bệnh hay bị hỏng nhưng về rất khó cạo hay gọt vỏ khiến món ăn mất đi tính thẩm mỹ cần thiết. Không chọn những củ có da đang chuyển sang màu xanh hoặc đã mọc mầm vì khoai tây mọc mầm rất độc và có hại cho sức khỏe.

class="expNoEdit explus_related_1404022217 explus_related_1404022217_bottom">
>Bài liên quan
class="explus_related_1404022217_item explus_related_1404022217_item_last">Có biểu hiện này bạn đã chớm bị suy thận - điều ít ai ngờ tới

Tác giả: Ngọc Lê