Ăn quá nhiều khoai tây khi mang bầu
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn khoai tây. Lý do là loại thực phẩm này chứa solanine. Hấp thụ quá nhiều solanine trong quá trình mang thai có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Hơn nữa, các món ăn chế biến từ khoai tây thường chứa nhiều chất béo, muối, dễ gây béo phí và cao huyết áp cho mẹ từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Ăn nhiều khoai tây khi bị tiểu đường
Khoai tây có vị ngọt và rất giàu tinh bột. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này để kiểm soát tốt đường huyết, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ăn khoai tây mọc mầm
Ở điều kiện bình thường, cứ 100 gram khoai tây lại chứa khoảng 10mg chất solanine và chaconine. Đây là những chất tiệt trùng và chống nấm thiên nhiên, do rau rủ tự tạo ra như một phản ứng tự vệ tự nhiên. Chất này nếu đi vào cơ thể với hàm lượng cao sẽ gây ra ngộ độc.
Khi khoai tây mọc mầm, lượng solanine và chaconine sẽ tăng cao, có khả năng gây ngộ độc nếu ăn phải. Do đó, nếu thấy khoai tây mọc mầm, tốt nhất bạn không nên ăn chúng.
Ăn khoai tây màu xanh lá
Màu xanh trên củ khoai tây chính là chất diệp lục. Chất này không gây hại cho sức khỏe nhưng chứng tỏ củ khoai đã tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Quá trình tiếp xúc với ánh sáng làm khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên là solanine.
Solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị dập nát. Do đó, nếu thấy củ khoai bị hỏng, bạn nên vứt chúng đi.
Ăn khoai tây cùng trứng gà có thể gây ra béo phì
Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Tác giả: