Anh Vũ là ai?
Anh Vũ (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1972) là một diễn viên hài, diễn viên kịch và diễn viên điện ảnh nổi tiếng Việt Nam. Anh cũng là phó giám đốc rạp Kim Châu, cơ sở 2 của sân khấu kịch Phú Nhuận.
Tiểu sử, sự nghiệp của nghệ sĩ Anh Vũ
Anh Vũ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em. Cha là công nhân, mẹ bán trái cây. Thuở nhỏ, do điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn, Anh Vũ sớm bươn chải kiếm tiền phụ giúp sinh hoạt gia đình: 19 tuổi, phụ bán cà fê; 20 tuổi, uốn tóc, phụ hồ, sơn cửa.
Anh bắt đầu hoạt động văn nghệ khi đứng sơn cửa cho câu lạc bộ Phan Đình Phùng, Anh Vũ đã nhìn và thấy bảng tuyển diễn viên của sân khấu 5B Võ Văn Tần. Sau khi được nhận, anh có một cơ hội khác tốt hơn để bươn chải mưu sinh nuôi sống gia đình.
Năm 20 tuổi, Anh Vũ kết hôn. Cuộc hôn nhân đổ vỡ nhanh chóng.
Năm 2000, Anh Vũ mắc bệnh ung thư đại tràng và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Khi phát hiện ra, bệnh đã bắt đầu di căn đến gốc gan. Anh được điều trị thành công trong 5 năm và chia sẻ rằng một người con gái u não và con hạc giấy cô ấy tặng đã giúp anh vượt qua bệnh rất nhiều về mặt tinh thần.
Anh Vũ được nhận vai má mì trong phim nhựa Gái nhảy (đạo diễn Lê Hoàng), cũng như đoạt giải liên tiếp trong 3 năm Gala cười tổ chức. Anh tự nhận xét mình là người có tính thẳng thắn, bộc trực và sống thiên về tình cảm.
Anh Vũ là con thứ năm trong gia đình có bảy anh chị em. Dòng họ anh không ai theo nghệ thuật. Anh có khuôn mặt móm giống mẹ. Lúc nhỏ, anh ước mơ sau này làm ca sĩ như những thần tượng Nhã Phương, Bảo Yến, Thái Châu... Vậy nên, mặc dù giọng đớt, nói ngọng, anh cũng đã ghi danh học thanh nhạc sáu tháng. Thấy không bằng chị bằng em, đành gác ước mơ lại, anh đi học uốn tóc nhưng tay cứng quá. Ba anh dắt anh theo nghề xây dựng của ông. Nhưng mới làm được ba ngày, bị dị ứng sơn, viêm xoang cấp tính, đành phải bỏ.
Rồi anh đi học lớp kế toán buổi tối. Một người bạn trong lớp rủ thi vào lớp kịch Nhà hát Sân khấu nhỏ. Anh nộp đơn đầu tiên mặc dù chưa biết gì. Suốt sáu tháng đầu, các tiểu phẩm học đều thuộc dạng bi kịch nên tiểu phẩm nào anh cũng bị điểm yếu. Theo quy chế, sau sáu tháng mà không tiến bộ, sẽ bị cho nghỉ học. Biết vậy nên anh rất buồn.
Một hôm, thầy Văn Thành (NSƯT) gọi anh lại bảo rằng: "Gương mặt em khóc cũng như cười, cười cũng như mếu, giờ thử làm hài xem sao". Anh hiểu rằng vì thương nên thày tìm cách để vớt vát anh. Anh diễn tiểu phẩm Hâm nước mắm, không ngờ cả lớp cười rần rần. Lần đầu tiên, anh được điểm khá.
Từ đó, cho đến khi ra trường, anh chỉ diễn tiểu phẩm hài và được xếp loại tốt. Và cứ thế, hài kịch đã gắn bó với anh từ đó đến nay
Bước chân vào nghề diễn hài vì diễn bi... khán giả cười rần rần!
Cũng như nhiều người, vào cái tuổi ấy, anh cũng biết yêu đương, biết tiêu sài nên anh làm đủ nghề vừa để có tiền chi tiêu riêng, vừa để phụ giúp sinh hoạt gia đình. Anh đã từng phụ ba làm nghề sơn sắt, kế toán, bưng nước trong quán bar...
Dự định thi sư phạm nhưng rồi bất ngờ anh bước chân vào con đường nghệ thuật từ một lời "rủ rê" của cậu bạn.
Số là, khi ấy, Anh Vũ đang bồi bàn trong quán bar vào buổi tối nên ban ngày rảnh. Đúng thời gian này, sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần mở lớp đào tạo và bồi dưỡng diên viên trẻ khóa đầu tiên và cũng là khóa duy nhất.
Anh Vũ lén ba thi. Đậu. Anh lại lén ba đi học vì ba anh luôn coi làm nghệ thuật là cái nghề "sướng ca vô loài". Chỉ có mẹ anh thì cho rằng, chỉ cần con thích là mẹ đồng ý. Năm ấy, ba anh làm đối diện sân khấu 5B bên Nhà thi đấu Phan Đình Phùng nên ba anh "me" hoài.
Thế nhưng tháng nào cũng thế, mẹ anh lại gói ghém cho con đi học lớp đào tạo diễn viên trẻ của sân khấu kịch 5B. Mỗi tháng 50.000 đồng.
Dù vậy, anh bảo: "Tôi xác định học chơi, học cho vui, cho thỏa sở thích của mình thôi, chứ không hề nghĩ rằng lại theo nghề diễn và nghề lại vận vào mình đâu".
Khóa học năm đó gồm 2 lớp. Một lớp dành cho những người đã từng học sân khấu, gọi là lớp bồi dưỡng. Một lớp dành cho những người chưa biết gì về sân khấu như Anh Vũ gọi là lớp đào tạo.
Trong số những người học chung lớp đào tạo với Anh Vũ khi đó, giờ chỉ còn Anh Vũ theo nghề. Còn lớp bồi dưỡng có Hương Giang, Hoàng Trinh, Mai Hoa, Minh Trí...
Thời gian đó, cứ sáng trả bài cho thầy, trưa coi tiểu phẩm, tối coi các anh chị tập tiểu phẩm để học nghề. Thế nên Anh Vũ không đi làm nữa. Anh Vũ bị sân khấu cuốn hút. Anh đặc biệt thích bi kịch.
Thế nhưng suốt 6 tháng đầu, mỗi lần trả bài cho thầy, Anh Vũ đều bị điểm yếu và kém. Chưa bao giờ được trung bình.
Lý do là vì anh toàn chọn bi kịch, nhưng anh cứ vừa lên sân khấu là cả thầy và các bạn đều cười rần rần. "Đang vô bi kịch mà cười vậy, phá mất không gian bi kịch, trở thành hài kịch. Hư hết nên Vũ toàn điểm yếu kém", nghệ sĩ Anh Vũ nói.
Những người làm chung với Anh Vũ cũng bị rớt theo anh luôn. Lúc đầu, tuyển Anh Vũ, các thầy bảo muốn đưa Anh Vũ vào làm kép đẹp nhưng mặt Anh Vũ kỳ quá, không làm kép được.
Cố NSƯT Văn Thành là người dạy Anh Vũ lúc đó. Ông bảo "mặt con kỳ quá Vũ ơi. Cười cũng như mếu, khóc cũng như cười. Mặt con rất lạ. Thôi bây giờ con đừng làm bi kịch nữa, chuyển qua làm hài kịch trả bài cho thầy đi".
Lúc đó, cố NSƯT Văn Thành đưa Anh Vũ chuyện cười dân gian "Hâm nước mắm" để anh dựng tiểu phẩm trả bài. Không ngờ "phép thử" này quá thành công. Anh Vũ từ một học sinh yếu kém trở thành học sinh khá trong lớp.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh