Cốc nhựa: Nên 6 tháng thay một lần
Đối với trẻ nhỏ, nhiều mẹ sẽ lựa chọn cốc nhựa để tránh bị vỡ cũng như tránh làm tổn thương con. Tuy nhiên, bộ phận bên trong của chất loại nhựa có rất nhiều lỗ hổng, trong đó ẩn giấu những tạp chất, rửa không sạch rất dễ sản sinh ra vi khuẩn.
Ngoài ra, các sản phẩm nhựa như PE polyethylene và PP polypropylene, mặc dù thành phần của chúng không độc hại, khi sử dụng nước nóng trong cốc nhựa, hóa chất độc hại có thể dễ dàng rỉ ra ngoài lẫn vào trong nước. Do đó không sử dụng cốc nhựa để uống nước nóng.
Mẹ chọn một cốc nhựa cho trẻ, nhất định phải lựa chọn cốc có nguyên liệu nhựa chế tạo đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, hơn nữa thời hạn sử dụng không quá 6 tháng. Bình thường tránh tia tử ngoại chiếu rọi, nếu có hiện tượng tổn hại hoặc lão hóa, ví dụ như thân cốc bám bẩn rửa không sạch, lúc này nên kịp thời thay thế.
Bát đĩa bằng nhựa: Có những vết trầy xước thì nên thay thế
Cha mẹ nên hạn chê mua cho trẻ nhỏ những loại bát đĩa bằng nhựa, có những hoa văn hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu để kích thích cho trẻ ăn uống bởi những loại bát đĩa này có thể chứa các nguyên tố kim loại như chì và cadimi gây hại cho sức khỏe.
Thông thường, bề mặt của một sản phẩm nhựa có màng bảo vệ, khi màng bị trầy xước bởi một thiết bị cứng, các chất độc hại sẽ được giải phóng. Do đó, khi mua các loại dụng cụ ăn bằng nhựa cho trẻ, tốt nhất là lựa chọn sản phẩm không in bất kỳ mẫu nào ở bên trong. Nếu có biến dạng hoặc trầy xước, hãy thay thế nó ngay lập tức.
Đũa: Sáu tháng thay một lần
Sử dụng đũa càng lâu, tổng số vi khuẩn phát hiện càng nhiều, nhất là khi đũa được sử dụng nhiều lần và chà xát mạnh khi rửa, bề mặt sẽ tạo thành vết xước và dễ dàng lưu lại vi khuẩn, chất tẩy rửa.
Do đó, đũa nên 6 tháng thay một lần. Đũa nếu bị trầy xước, mòn hoặc biến dạng, chúng cần phải được thay thế. Ngoài ra, đũa sau khi rửa sạch nên phơi khô trước khi cho vào ống đựng đũa để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi
Cốc thủy tinh: Thân cốc đục ngầu cũng cần phải thay thế
Rất nhiều người có quan niệm sai lầm về cốc thủy tinh, cho rằng chỉ cần rửa sạch sẽ, một chiếc cốc có thể sử dụng được thời gian dài. Thực tế, cốc thủy tinh thời gian dài đựng nước cũng có sự ăn mòn, trong đó natri silicat phản ứng với carbon dioxide trong không khí để tạo thành các tinh thể axit cacbonic trắng. Điều này sẽ làm cho cốc bẩn và đục, và dễ dàng gây tổn thương sức khỏe nếu nó không được thay thế trong một thời gian dài.
Vì vậy các gia đình không nên sử dụng cốc thủy tinh quá 1 năm, các kết tinh màu trắng có thể dùng chất tẩy rửa có tính kiềm. Sau khi rửa xong, có thể cho vào nước nóng đun sôi để khử trùng trong 10 phút. Nếu bề mặt của thủy tinh vẫn bị đục, hãy xem xét thay thế nó.
Một số vật dụng khác trong bếp cũng cực kì bẩn các mẹ nên chú ý thay thường xuyên:
Miếng rửa chén, bát
Một nghiên cứu mới đây phát hiện có đến 362 loại vi khuẩn trong miếng bọt biển dùng để rửa chén bát. Vì thế, để tiêu diệt các vi khuẩn này, bạn để miếng rửa bát ẩm vào trong lò vi sóng để ở chế độ “high” hoặc nếu nhà có máy rửa bát hãy tận dụng nó, gồm cả quy trình làm khô. Cả hai cách này có thể giúp tiêu diệt hơn 99% vi khuẩn.
Khăn lau
Khăn lau tay, khăn chùi bếp là môi trường ẩm thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 70% miếng khăn được kiểm tra dương tính với e.coli trong nghiên cứu trên. Vì thế, bạn hãy nhớ giặt những chiếc khăn này sau khi sử dụng.
Thớt
Chiếc thớt bạn sử dụng hằng ngày có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ ngồi toilet. Điều đó thật đáng sợ khi bạn thường xuyên phải sử dụng thớt để thái, băm, chặt… Để ngăn ngừa vi khuẩn từ miếng thịt sống lan sang rau, bạn hãy sử dụng hai chiếc thớt khác nhau. Đồng thời hãy rửa thớt bằng dung dịch tẩy rửa sau khi dùng và phơi khô. Nhớ rửa thớt dưới vòi nước trước khi bạn sử dụng lần tiếp theo.
Tác giả: