Những tháng ngày "sống chậm" hiếm hoi
Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, 35 năm trong nghề, chưa bao giờ ông thức dậy sau 6 giờ và cũng hiếm khi được nghỉ 2 ngày liên tiếp. Ông quan niệm, quãng thời gian cách ly 2 tuần là một dịp hiếm hoi, giúp ông "sống chậm" lại.
Khi bước chân vào khu vực cách ly, việc làm đầu tiên của ông là tháo đồng hồ trên tay, cất đi, để không nhìn vào đó cho đỡ ruột. Giờ đây, ông được ở "phòng VIP" 14 ngày với giá 0 đồng, cơm phục vụ tận phòng, wifi căng đét, chương trình hàng ngày: Viết báo cáo, xem tin tức... tham quan kho bảo quản máy thở, sửa các đồ điện, ăn, di chuyển 50 m/ngày. Với bác sĩ Hùng, vào đây để sống chậm chút thôi mà, miễn không làm hại ai là được.
Dòng tâm sự xúc động của vị bác sĩ thâm niên
Trên trang cá nhân của mình, bác sĩ Hùng cũng gửi lời nhắn nhủ tới những bệnh nhân Covid-19 và mong mọi người sớm vượt qua:
"Con người ta có nhiều điều để tiếc nuối, tiếc nhất là thời gian qua đi không thể lấy lại được. Bệnh nhân 17 nếu cho thời gian trở lại bạn sẽ không lên chuyến bay VN0054 đúng không? Làm tròn bổn phận, thương nhau, thông cảm, chia sẻ đi. Nhân viên y tế có thể từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid không? Có tránh không? Rồi khi ốm (Covid-19) sẽ lại có lời "Ai bảo ông vào đấy". Thường thì khi khó khăn phải thương nhau hơn có phải không? Cầu chúc cho các bạn đang ốm vì Covid-19, các bạn đang cách ly cùng nhân viên y tế chóng khỏe mạnh. Bệnh nhân 17, 18, 19… 33, 34 hãy vững vàng vượt qua nhé!".
Covid-19 không còn là câu chuyện chống lây lan từ phía Trung Quốc
Hiện nay, Covid-19 đang diễn biễn vô cùng pháp tạp. Ở giai đoạn đầu, chúng ta chỉ đối phó với nguy cơ lây lan từ Trung Quốc, nhưng hiện nay là vô sô các quốc gia. Vì vậy, chính phủ kêu gọi, người dân cần nghiêm túc chấp hành việc khai báo và cách ly khi có yêu cầu. Trong thời điểm này, hãy thành thật khai báo, nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.
Tác giả: