Chi phí tiền điện điều hoà tăng cao trong những tháng nắng nóng gay gắt có thể khiến bạn bị đau ví. Chính vì vậy, có rất nhiều bí quyết sử dụng điều hoà tiết kiệm được rỉ tai nhau trong đó có kinh nghiệm bật điều hòa 29 độ vào ban đêm. Nhiều người vẫn nghĩ đây là nhiệt độ tưởng tiết kiệm điện hóa ra 'sai bét'. Con số này mới chính là mức nhiệt độ phù hợp, chúng ta nên sửa ngay.
Nhiệt độ điều hoà lý tưởng vào ban đêm
Để tiết kiệm điện thì một số chị em đã chỉnh nhiệt độ điều hòa lên 29 độ nhưng có người lại chỉnh xuống 26 độ vào ban đêm. Có nhiều ý kiến cho rằng, để điều hòa 29 độ C vào ban đêm sẽ giúp tiết kiệm điện rất nhiều. Mặc dù những kinh nghiệm này không sai nhưng những ý kiến này không hoàn toàn đúng.
Theo một số khuyến nghị, nhiệt độ điều hòa không khí từ 26 độ C trở lên là mức giúp tiết kiệm năng lượng, sau đó cứ mỗi giờ lại tăng thêm 1 độ để giảm được từ 7-10% điện năng tiêu thụ.
Đó là con số đề xuất, tuy nhiên, mỗi người có khả năng cảm nhận nhiệt độ khác nhau. Có người cảm thấy 29 độ C là nóng cũng có người thấy như vậy là lạnh. Vì thế, bạn không nhất thiết phải để điều hòa ở mức 29 độ C mà nên điều chỉnh cho phù hợp với cảm nhận của bản thân, chỉ cần trên 26 độ C là được. Đặc biệt lưu ý, không nên để nhiệt độ dưới 20 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa bên trong và bên ngoài phòng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Một số lưu ý giúp tiết kiệm điện điều hoà
+ Chọn điều hòa có công suất phù hợp
Bạn cần tính toán công suất điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng để chọn điều hòa có đủ khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng. Công suất quá lớn sẽ gây lãng phí và công suất quá nhỏ sẽ không đảm bảo khả năng làm lạnh. Điều hòa có công suất phù hợp cũng giúp máy hoạt động ổn định và bền bỉ với thời gian hơn.
+ Chọn điều hòa tiết kiệm năng lượng
Điều hòa Inverter sử dụng công nghệ biến tần giúp máy hoạt động ổn định và tiết kiệm điện hiệu quả hơn. Với điều hòa Inverter, khi công suất làm lạnh vừa đủ, máy nén sẽ hoạt động chậm lại, vừa hạn chế lãng phí điện năng vừa giúp nhiệt độ được duy trì ổn định hơn.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiều và có điều kiện, hãy chọn mua điều hòa Inverter để tiết kiệm chi phí vận hành về sau.
+ Lắp đặt máy lạnh hợp lý
Tùy vào kiến trúc nội thất trong phòng mà bạn bố trí dàn lạnh, dàn nóng phù hợp. Dàn lạnh phải treo đủ cao (trên 2,5 m) để gió lạnh có thể lan tỏa đều trong phòng. Tránh hướng gió thổi trực tiếp vào vị trí ngồi ở phòng khách hoặc giường ngủ vì rất dễ gây khó chịu và cảm lạnh. Quạt thông gió gắn ở tường đối diện để tạo lưu động gió và tránh thất thoát nhiều hơi lạnh ra ngoài.
Dàn nóng treo ở nơi thông thoáng không trực diện với hướng chiếu mặt trời, vị trí phải dễ ra vào thao tác sửa chữa vệ sinh máy, ống gas nối từ dàn lạnh ra dàn nóng phải được bọc cách nhiệt tốt chôn âm vào tường và được lắp sẵn trước khi tô, sơn tường hoàn thiện.
+ Đặt nhiệt độ điều hòa thích hợp
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 25 đến 29 độ C là khoảng nhiệt độ thích hợp để điều hòa hoạt động ổn định, cơ thể cảm thấy dễ chịu và không chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời tại Việt Nam. Bạn nên đặt điều hòa ở mức mát vừa đủ, không quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
+ Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên
Điều hòa hoạt động lâu ngày sẽ lưu lại nhiều bụi bẩn, các bộ phận cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên giúp điều hòa của bạn làm lạnh nhanh chóng, hoạt động ổn định, bền bỉ và tiết kiệm điện.
+ Không bật tắt điều hòa liên tục
Bạn không nên tắt máy khi cảm thấy đủ độ lạnh và bật lại máy khi thấy nóng lại vì cách này khiến máy phải khởi động lại với công suất lớn và làm lạnh lại từ đầu, khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn và dễ giảm tuổi thọ. Đa số điều hòa sẽ hoạt động với công suất thấp khi phòng đã đạt đến nhiệt độ cài đặt nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá lạnh, bạn hãy tăng nhiệt độ lên thay vì tắt máy và bật lại từ đầu.
Tác giả: Vũ Thêm