Bé gái tử vong vì ngộ độc hải sản
Vào 8/3, gia đình anh D.M.T. (37 tuổi, ngụ xã Thanh An, huyện Bình Phước) đã mua 5 con sam biển với giá 250 nghìn đồng sau khi đi du lịch Vũng Tàu. Đến 19 giờ ngày 9/3, gia đình anh T. cùng hàng xóm, tổng cộng là 7 người đã cùng nhau nướng sam biển ăn. Thế nhưng, sau 1 tiếng, mọi người đều xuất hiện triệu chứng nôn ói. Theo chuẩn đoán, tất cả đều bị ngộ độc sam biển.
Thương tâm nhất, dù đã được bệnh viện Đa khoa Cao su Dầu Tiếng tận tình cứu chữa, nhưng cháu D.N.T., 8 tuổi, con gái của anh T. đã tử vong. 6 người con lại hiện đã qua cơn nguy kịch. Sau khi lấu mẫu thức ăn giám định, lực lượng chức năng nghi ngờ những người này đã ăn nhầm so biển - một loại sinh vật biển giống sam biển. Thế nhưng, trong so biển có chứa độc tố, dễ gây tử vong khi ăn phải.
Để bảo vệ sức khỏe gia đình và trẻ nhỏ, chị em nội trợ cần đặc biệt cận trong, tìm hiểu rõ ràng thực trước khi chế biến.
Phân biệt giữa con sam và con so:
- Kích thước của sam lớn hơn kích thước của so.
- Đuôi của sam có hình tam giác, gờ đuôi có gai. Đuôi của con so thì tròn như một chiếc đũa và gờ đuôi không có gai.
- Sam thường đi theo cặp, con đực bám trên lưng con cái. Trong khi đó, so thường đi đơn lẻ.
Một số lưu ý khi sơ chế hải sản:
1. Cá biển: Rửa sạch nhớt trên thân cá, làm sạch vảy, cắt vây, loại bỏ nội tạng. Nếu cá không có vảy, bạn có thể cắt bỏ phần mỡ trên da - đây là vị trí tập trung chất ô nhiễm của cá biển nhiều nhất.
2. Cua: Rửa sạch cua bằng cách loại bỏ các vật bẩn ở chân cua, ngâm trong nước muối vài tiếng, sau đó đem phơi khô, rửa sạch lại lần nữa trước khi chế biến.
3. Hải sản có vỏ: Trước khi luộc, rửa sạch rồi ngâm trong nước 5 tiếng đồng hồ trong nước vo gạo. Bùn, cát và các chất bẩn trong ngao sẽ được nhả ra ngoài.
4. Hải sản khô: Thường chứa nhiều chất bảo quản, tạo màu, tẩm ướp. Thế nên, trước khi chế biến, bạn nên đun sôi chúng 15 phút để loại bỏ bớt tạp chất rồi mới mang ra chế biến.
Tác giả: