Bị châm biếm khi tránh mặt người ăn mày, người đàn ông nói 1 câu khiến bạn đồng hành á khẩu

( PHUNUTODAY ) - Làm người không nên học đòi làm sang một cách thái quá, chỉ muốn làm bạn với người có tiền mà khinh rẻ, coi thường người không có tiền.

Học đòi làm sang

Có một người nọ rất thích học đòi làm sang, đi đâu ra ngoài mà gặp ngựa xe của người quyền quý là anh ta đều tránh đi.

Người đồng hành của anh ta hỏi lý do tại sao, anh ta đáp: "Đó là họ hàng của tôi."

Lâu dần, mọi người cảm thấy khó chịu với lối sống đó của anh ta.

Một lần, hai người gặp một người ăn mày, người bạn liền bắt chước cách của anh ta, vội vã tránh đi.

Người học đòi làm sang kia cảm thấy kỳ cục, liền hỏi: "Sao anh lại có người thân như vậy chứ?"

Người bạn đáp: "Bởi vì những người thân thích giàu có đều bị anh nhận hết cả rồi."

Người kia á khẩu, không biết nói gì.

Lời bình

Làm người không nên học đòi làm sang một cách thái quá, chỉ muốn làm bạn với người có tiền mà khinh rẻ, coi thường người không có tiền.

Nếu không, cho dù bạn có kết giao rộng đến đâu thì những người bạn đó cũng chỉ là những người học đòi làm sang mà thôi, không bao giờ có được những người bạn thật lòng, tử tế.

Nhân tính

Tháng 4 năm 1945.

Khi đó, quân phát xít Đức đã rơi vào trạng thái suy yếu. Rất nhiều công trình kiến trúc bên trong nội thành Berlin đã bị những trận oanh tạc trên không trước đó phá hủy, trở thành những đống đổ nát hoang tàn.

Quân đồng minh dưới sự chỉ huy của hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin, các cuộc chiến phía trong nội thành mỗi lúc một tàn khốc, quân Đức và Liên Xô tiến hành chiến tranh đô thị vô cùng kịch liệt trên mỗi con đường, giành giật từng tấc đất, tình thế vô cùng đáng sợ.

Giữa lúc đó, trong khoảnh khắc ngừng tiếng súng ngắn ngủi, từ một đống đổ nát bên đường bỗng vang lên tiếng trẻ con khóc.

Đó là tiếng khóc tuyệt vọng của một đứa trẻ người Đức. Xuất hiện trong bối cảnh hai cánh quân quyết sống mái với nhau như thế, đứa trẻ đó có thể mất mạng trong bão đạn bất cứ lúc nào.

Thế nhưng, đúng lúc cả hai bên giao chiến đang không biết nên làm thế nào, một cảnh tượng nằm ngoài tưởng tượng của tất cả mọi người đã diễn ra…

Một binh sĩ thuộc đội quân Liên Xô nhìn còn rất trẻ đã bất ngờ đứng dậy, chẳng một chút phòng bị nào, cứ thế bước thẳng đến tòa nhà đổ nát nơi phát ra tiếng trẻ con khóc đó.

Các chiến hữu ngay khi thấy bạn mình hành động như vậy liền hiểu ngay ý định của anh ta, lập tức ngừng bắn, dù vậy họng súng vẫn trong trạng thái nhằm thẳng về phía đối phương, có thể nã đạn bất cứ lúc nào để yểm trợ cho đồng đội của mình.

Nhưng chẳng ai có thể ngờ được là, ở phía bên kia đường, tiếng súng cũng lập tức dừng lại. Quân Đức cũng ngừng bắn. Và cứ như thế, người lính Liên Xô ôm đứa bé chạy ra khỏi tòa nhà đổ nát, tiến về phía hầm trú ẩn an toàn ở bên đường.

Vào thời khắc ấy, trên chiến trường ác liệt nơi mà chỉ ít phút trước đạn pháo còn bay tới tấp chỉ còn lại tiếng bước chân chậm nhưng rất chắc. 

Cả một con phố rơi vào sự trầm tịch đến không tưởng. Một phóng viên Liên Xô với sự nhạy bén trong nghề đã không bỏ lỡ cơ hội quý báu mà dùng máy ảnh chụp lại khoảnh khắc lay động lòng người này.

Ngày hôm sau, trên bầu trời Berlin, truyền đơn bay khắp nơi. Trên những tờ truyền đơn đó là hình ảnh binh sĩ người Liên Xô giải cứu em bé người Đức và dòng chữ rất lớn: "Berlin, hãy dừng tiếng súng!"

Tác giả:

Tin nên đọc