Có một người đàn ông thông thái, sau khi về hưu đã mua một ngôi nhà ở làng cũ và chuyển tới đó sống một cuộc đời yên bình.
Tuy nhiên, những tháng ngày yên ả dường như đã kết thúc khi năm học mới bắt đầu. Để tới trường, các học sinh phải đi qua nhà ông. Có một nhóm các nam sinh tinh nghịch thường mang theo trống và gõ ầm ĩ mỗi khi đi qua đây, khiến cho ông lão luôn khổ sở vì những âm thanh ồn ào chói tai.
Ông lão rất muốn quát mắng các cậu bé và bắt giữ yên tĩnh, nhưng vì cũng từng là một đứa trẻ, ông biết rằng hành động đó chỉ như một thứ xúc tác, khiến chúng cứng đầu và muốn trêu ngươi ông hơn mà thôi.
Sáng hôm sau, vào đúng lúc các cậu bé đi qua, ông mới thò đầu ra cửa sổ và nói "Ta rất thích nghe tiếng trống của các cháu, nếu sáng nào các cháu cũng đánh như vậy thì ta sẽ cho các cháu 1 đô la".
Các cậu bé mừng rơn và rồi hôm nào cũng đánh trống. Được vài ngày, ông lão nói do tình hình kinh tế khó khăn, giờ đây ông chỉ có thể trả 50 xu thôi. Lũ trẻ nghe vậy cũng tiu nghỉu, nhưng rồi vẫn đánh trống "phục vụ" ông lão.
Vài tuần sau, ông lão mới gọi đám trẻ lại và nói vì mình đã nghỉ hưu và không có trợ cấp, nên ông chỉ có thể 20 xu.
Đám trẻ tức giận và gào lên: "Ông nghĩ chúng cháu sẽ chơi trống vì 20 xu sao? Hãy tìm người khác nhé" rồi bỏ đi.
Kể từ đó về sau, đám nam sinh tinh nghịch tuyệt nhiên không bao giờ động đến chiếc trống nữa, và cuộc sống tĩnh lặng yên bình đã trở về với ông lão.
3 nguyên tắc ứng xử thông minh nên biết trong cuộc sống
1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu
Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó.
Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu.
2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những mặt mạnh, những ưu điểm...) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm...) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-).
Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra "dấu cộng" trong cả khối "dấu trừ" và phát hiện kịp thời "dấu trừ" trong "vô khối dấu cộng" để có thể dự đoán được tác động có hại của mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối "dấu cộng". Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích phản ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm xuống còn 1 (-).
3. Nắm bắt nghệ thuật giao tiếp theo nhu cầu
Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v...?
Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành. Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành. Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.
Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ. Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu. Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và điều quan trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.
Tác giả: