Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt trâu,…có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, nhưng những chất dinh dưỡng này có tốt cho bệnh nhân ung thư?
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hương: Các nhà khoa học đã nghiên cứu, đối với bệnh nhân ung thư cần có một chế độ ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong bữa ăn của mình bạn nên sử dụng 30% thức ăn từ các loại hạt ; 30% thức ăn từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton )….
Đối với quan điểm bệnh nhân ung thư kiêng ăn thịt đỏ, nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi. Nghiên cứu này giúp giải thích mối liên hệ của việc ăn thịt đỏ với các bệnh tiến triển nặng do tình trạng viêm nhiễm mạn tính như: đái tháo đường týp 2 và xơ vữa động mạch.
Theo tin tức y tế mới nhất, các nhà các nhà khoa học thuộc đại học California (Mỹ) đã chứng minh được trong thịt đỏ có chứa một hoạt chất có tên là Neu5Gc, hoạt chất này góp phần làm tăng khả năng phát triển khối u. Nghiên cứu đã được thử nghiệm trên chuột, những con chuột có sử dụng hoạt chất Neu5Gc có tốc độ hình thành khối u nhanh hơn gấp 5 lần so với chuột không sử dụng hoạt chất này.
Tuy đã có nghiên cứu nhưng chưa có bất cứ một kết luận chính thức nào về vấn đề ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ hình thành khối u ở bệnh nhân ung thư, vì vậy bệnh nhân ung thư vẫn nên sử dụng với số lượng hạn chế để đảm bảo sức khỏe của mình.
bác sĩ Phạm Đình Tuần, phòng khám ung thư Trung tâm Y tế lao động Thái Hà cho biết, đối với bệnh nhân ung thư cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 30% thuộc về các loại hạt; 30% thức ăn từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton )….Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi. Nghiên cứu này giúp giải thích mối liên hệ của việc ăn thịt đỏ với các bệnh tiến triển nặng do tình trạng viêm nhiễm mạn tính như: đái tháo đường týp 2 và xơ vữa động mạch.
Mới đây nhất các nhà khoa học ĐH California (Mỹ) đã phát hiện một loại đường có trong thịt đỏ (Neu5Gc) góp phần làm tăng khả năng phát triển khối u. Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm Neu5Gc trên chuột. Kết quả cho thấy, chuột sử dụng Neu5Gc có khối u hình thành nhiều hơn gấp 5 lần so với chuột được nuôi không có loại đường này.
Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ cung cấp cho bệnh nhân ung thư một nguồn dinh dưỡng quan trọng như chất khoáng và vitamin mà còn tăng sức đề kháng chống lại ung thư. Bên cạnh bổ sung thực phẩm, người bệnh cần loại bỏ những căng thẳng trong cuộc sống, nghỉ ngơi hợp lý.
Cà chua
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua có hàm lượng vitamin C cao, nhiều chất lycopene, một phytochemical làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy carotenoid trong cà chua có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ở những bệnh nhân bị nội mạc tử cung, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt. Bạn nên nấu chín cà chua thay vì ăn sống.
Cá béo
Cá hồi, cá ngừ và cá mòi không chỉ là nguồn giàu protein chống mệt mỏi mà còn là nguồn dinh dưỡng hợp lý. Cá béo cung cấp axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh; vitamin B12 tạo ra các tế bào hồng cầu và vitamin D, một thành phần quan trọng của sức khoẻ xương.
Sản phẩm sữa
Canxi, vitamin D, và chất đạm tìm thấy trong thực phẩm từ sữa sẽ góp phần cho xương khỏe mạnh. Lở miệng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất của việc hóa trị. Lúc này, bạn cần những thực phẩm mềm, dễ ăn như sữa, trứng, cháo và súp. Tránh các loại thực phẩm cứng, giòn và cay.
Rau lá xanh đậm
Súp lơ xanh, cải xoăn, rau diếp, rau chân vịt, cải xoong và rau xanh khác cung cấp canxi để tăng cường xương, chất folate và sắt tăng sản xuất tế bào máu và magiê trong quá trình điều trị bệnh. Súp lơ nói riêng và những loại rau họ cải nói chung rất giàu beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất, và các vitamin như vitamin C, E, và K. Đặc biệt chất sulforaphane có trong súp lơ tăng cường các enzyme trong cơ thể và loại bỏ các chất độc có thể gây ung thư. Súp lơ là thực phẩm không thể thiếu của bệnh nhân ung thư bàng quang, vú, tuyến tiền liệt, gan, da và dạ dày.
Đậu
Những cây họ đậu có chứa hàm lượng protein cao, giúp bảo vệ cơ bắp trong khi vẫn cung cấp năng lượng ổn định, chống mệt mỏi, kiệt sức.
Gừng
Gừng giúp chống nôn, tác dụng phụ của hóa trị liệu và một số loại thuốc. Bạn có thể thêm gừng khi chế biến các món ăn hoặc trà có thể giúp giảm bớt buồn nôn mà không phải sử dụng thuốc.
Tỏi
Tỏi hoạt động như loại thuốc kháng sinh chống virus, và cũng là chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư... Các nghiên cứu cho thấy người ăn tỏi tươi ít nhất 2 lần/ tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi ít hơn 44%. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư da cũng giảm xuống rõ rệt.
Tác giả: