1. Dùng phanh trước trong mọi trường hợp (bên tay phải)
Với thói quen thuận tay phải, rất nhiều chủ xe quen thực hiện thao tác bóp phanh trước khi bị giật mình. Việc sử dụng phanh trước với xe ga xảy đến rất nhiều nguy hiểm do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Hãy luôn sử dụng đồng thời hai phanh sau và trước để đảm bảo an toàn nhất. Trên một số loại xe ga đời mới, hệ thống phanh đồng thời CBS luôn cho phép người sử dụng chỉ cần dùng một phanh trái là có thể dừng xe bằng cả hai phanh.
2. Dừng xe không tắt máy:
Một thói quen vô cùng tai hại chính là không tắt máy khi xe dừng. Khi bạn dừng lại để làm một việc gì đó trên đường hầu như là sẽ không tắt máy để nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên nếu có ai đó hay chính bạn vô tình chạm vào tay ga sẽ rất nguy hiểm khiến xe lao nhanh và bạn mất kiểm soát.
3. Vừa ga vừa phanh:
Khi lưu thông trên những đoạn đường lên xuống bất thường hay khi dừng đèn đỏ, nhiều người có thói quen vừa ga xe và phanh. Việc này rất nguy hiểm nếu lặp đi lặp lại thường xuyên, khiến guốc côn của xe bị cháy, chuông côn của xe bị giật, không bốc, tốn rất nhiều xăng, giảm tuổi thọ của phương tiện.
4 Trùm áo mưa lên đầu xe
Trùm áo mưa qua đầu xe không chỉ gây mất an toàn và dễ làm chảy chóa đèn do nhiệt lượng toả ra. Xe tay ga thường có lợi thế với sàn để chân rộng và tay lái thoáng nên nhiều chị em thường trùm cả áo mưa qua đầu xe để không bị ướt và kín gió hơn.
Thế nhưng khi trùm áo mưa qua đầu xe, các chị em đã làm giảm đi sự linh hoạt của đầu xe bởi áo mưa ướt sẽ quấn chặt vào tay lái và đồng thời cũng tăng sức cản gió do áo mưa căng ra khi di chuyển…hơn.
5. Vừa nổ máy đã chuyển bánh
Thói quen đề nổ và vận hành xe máy tay ga ngay rất nhiều người mắc phải. Vì không biết hoặc vội vàng quá mà nhiều người vừa nổ máy đã chạy đi ngay, không biết rằng hệ thống đèn báo FI của xe vẫn chưa kịp tắt. Đèn báo FI mang biểu tượng động cơ trên bảng đồng hồ trung tâm sẽ sáng trong vòng 2 đến 3 giây để xe có thời gian khởi động, kiểm tra nhiên liệu, cảm biến trước khi đi. Thói quen này có sức “tàn phá” lớn hơn nhiều.
Ở lần khởi động đầu tiên trong ngày, bạn nên đợi đèn FI tắt, để máy nổ trong vòng 30 giây, máy móc sẽ hoạt động trơn tru hơn. Cách này sẽ giúp hạn chế tình trạng xe khó nổ vào mùa đông và chết máy khi đi vào đường bị ngập úng.
6. Thay bừa các loại dầu máy
Nhiều người có tâm lý tiết kiệm, thay loại dầu rẻ cho đỡ tốn tiền hoặc ghé vào cửa hàng nào thì thay dầu của cửa hàng đó luôn mà không kiểm tra xem loại dầu nào phù hợp với loại xe của mình. Trên thực tế, có rất nhiều loại dầu xe với nhiều công dụng khác nhau dành cho những loại xe khác nhau. Việc thay dầu ngẫu nhiên sẽ khiến động cơ dễ gặp trục trặc, giảm độ bền.
Vì vậy, bạn nên đọc kỹ cuốn hướng dẫn sử dụng khi mua xe để biết được loại dầu nào thích hợp với xe của mình. Nếu không hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên tại các cửa hàng sửa chữa xe lớn để đưa ra lời khuyên.
Bên cạnh đó, việc lười thay dầu xe khi đã hết hạn cũng là một thói quen xấu. Trung bình đi mỗi 5000km thay dầu máy; 10.000km thay lọc dầu và đảo lốp xe; mỗi 20.000km thay lọc gió điều hòa, lọc gió máy; mỗi 40.000km thay lọc xăng; 100.000km thay bu gi…
7. Lốp hết hơi nhưng vẫn đi
Xe ga đa phần có trọng lượng nặng hơn xe số tự động, việc này cũng khiến chị em không có nhiều cảm giác khi dắt xe và khi xe di chuyển. Thói quen không để ý nhiều đến xe này khiến bạn phải thay lốp hoặc thay săm thường xuyên. Nhất là hiện nay một số dòng xe đã tích hợp lốp không săm nhưng chi phí thay thế khá cao.
Áp suất trong lốp hợp lý sẽ khiến xe dễ dàng lăn bánh, giảm thiểu công hao phí, bám đường tốt hơn, và điều quan trọng là khi lốp non sẽ rất khó lái, dễ gây tai nạn trên đường.
* Những điều cần chú ý khi sử dụng xe tay ga
Kiểm tra lốp xe và áp suất lốp
Kiểm tra áp suất không khí của lốp xe và độ hao mòn của vỏ lốp là một bước quan trọng cần được thực hiện trước mỗi chuyến đi. Xem xét cụ thể đối với lốp mòn không đều, các điểm bị nứt và rách hay bị phồng trên bề mặt của lốp. Nếu lốp xe của bạn đang bị hư hỏng nặng, bạn nên thay thế ngay lập tức. Tiếp theo, kiểm tra áp suất lốp xe. Đề xuất áp suất lốp cho hầu hết các xe tay ga là 30 psi cho lốp trước và 32 psi cho phía sau.
Kiểm tra phanh và má phanh
Bắt đầu bằng cách kéo tay phanh, nếu tay phanh khi bóp bị mềm, bạn cần kiểm tra lại dây phanh. Tiếptheo, kiểm tra độ dày của má phanh, cần ít nhất 2 đến 3 mm chiều dài miếng đệm phanh. Và nếu má phanh bị ăn mòn quá 2mm, tốt nhất bạn nên thay thế. Đồng thời kiểm tra dầu phanh còn đầy đủ hay không đề phòng trường hợp dầu phanh bị rò rỉ gây trường hợp mất phanh đối với phanh đĩa.
Kiểm tra và sạc ắc quy
Xe tay ga của bạn dựa vào ắc quy để cấp nguồn điện cho hệ thống đánh lửa của động cơ và các thành phần như đèn và còi xe. Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp của ắc quy. Và khi ắc quy bị quá yếu bạn không nên tiếp tục sạc mà cần thay thế cái mới.
Kiểm tra thành phần điện của xe tay ga
Kiểm tra tất cả các đèn của xe tay ga và thay thế các bóng đèn bị cháy. Cũng như đến các địa điểm uy tín để sữa chữa xe tay kiểm tra lại hệ thống điện, xem có bóng nào bị cháy, các đường dây hệ thống điện có bị đứt, dây đồng lộ ra ngoài, hay các bóng đèn bị rơ lỏng là những vấn đề cơ bản bạn nên để ý khi đi sửa xe để yêu cầu kỹ thuật viên sữa chữa xe của mình. Danhgiaxe.net hy vọng rằng đọc đến đây các bạn đã biết cách cách bảo dưỡng xe máy tay ga làm sao cho tốt.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hiểu thêm hơn về chiếc xe mình đang sử dụng, và có cách bảo dưỡng cho nó vận hành tốt nhất.
Tác giả: