Người Việt quan niệm, những ngày đầu năm mới nếu gặp nhiều điều tốt thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại. Xuất phát từ quan niệm đó nên từ xưa trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ trong ngày Tết Âm lịch. Đó là nguyên nhân ông cha ta đã đề ra các điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới – Tết Nguyên đán để căn dặn con cháu không được phạm phải, tránh xui xẻo cả năm.
Kiêng lãng phí thức ăn
Ông bà ta từ xa xưa đã rất quý trọng thức ăn vì quan niệm nhà có được nhiều thức ăn vào dịp Tết là nhờ một năm thuận lợi may mắn được mùa no đủ. Thức ăn mang đến hạnh phúc ấm no cho cả gia đình, do đó bỏ phí thức ăn trong dịp Tết là điều tối kỵ mà mọi nhà nên tránh.
Tết ngày nay, mẹ thường phải chuẩn bị nhiều thức ăn để thết đãi khách khứa. Tuy nhiên mẹ nhớ chuẩn bị vừa đủ và có cách bảo quản thức ăn kỹ lưỡng để không phải lãng phí thức ăn đầu năm. Ngoài ra mẹ có thể thêm vào bữa ăn gia đình các món ăn có màu đỏ hồng để “mời” may mắn và thành công kéo đến gia đình trong những ngày đầu xuân.
Không đổ rác ngày mồng Một
Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Bởi vậy, người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mồng Một thì cũng hết tài lộc của gia đình.
Không cho lửa đầu năm
Lửa tượng trưng cho màu đỏ, cho sự may mắn nên vào những đầu năm, mọi người đều kiêng kỵ cho lửa người khác.
Điều kiêng kỵ nữa trong năm mới là bé bị bệnh
Theo quan niệm của người Việt “đầu xuôi đuôi lọt”, đầu năm cả nhà khỏe mạnh thì cả năm cũng an khang thịnh vượng. Do đó mẹ rất sợ bé bị bệnh những ngày đầu năm. Tuy nhiên do lịch sinh hoạt thay đổi, thời tiết biến đổi thất thường, gia đình di chuyển nhiều, bé cũng có dịp uống nước ngọt, nước đá nhiều hơn… nên rất dễ có thể bị ho, viêm họng, cảm cúm,.. Mẹ nhớ lưu ý nếu bé có dấu hiệu ho nhẹ, hãy cho bé súc nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể và cổ họng khi đi ra đường để giữ sức khỏe cho bé suốt những ngày Tết.
Trong trường hợp bé bị ho có đàm và ho nhiều khiến bé bị mệt mỏi, chán ăn, hoặc quấy khóc, không ngủ được vào ban đêm, mẹ có thể cho bé uống thuốc ho long đàm có chứa thành phần chính là chất N-acetylcysteine có tác dụng làm long đàm, tạo thuận lợi để tống hết đàm ra khỏi cơ thể, đẩy lùi cơn ho, cho bé thoải mái vui chơi.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Để vật phẩm phong thủy dân gian này trong nhà TIỀN ĐÈ CHẾT NGƯỜI, ĐẦU TƯ ĐÂU THẮNG ĐÓ TIÊU THẢ GA
-
Mẹo mang lại may mắn trong dịp năm mới
-
Tại sao người ta thường nói "đầu năm mua muối"?
-
Nghèo cỡ nào con giáp này sang năm 2018 cũng GIÀU LÊN NHANH CHÓNG, LIÊN TỤC GẶP VẬN ĐỎ, CÀNG GIÀ CÀNG PHÁT ĐẠT
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa