Những loại pháo được phép sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán
Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khai trường, ngày kỷ niệm, hội nghị, cưới hỏi, sinh nhật, lễ, tết.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, người dân được sử dụng pháo hoa vào những dịp đặc biệt như hội nghị, cưới hỏi, sinh nhật, lễ, tết,… Khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Nhưng hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép bắn vào dịp Tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Việc không hiểu đúng các Quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo hoa. Muốn không phạm pháp luật thì cần phân biệt rõ pháo hoa và pháo nổ. Theo quy định của Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo gồm có pháo hoa và pháo nổ.
- Pháo nổ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ nhiệt, hoá hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì chỉ có hiệu ứng âm thanh. Các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ.
Loại pháo mà dịp Tết người dân được sử dụng là pháo hoa Bộ Quốc phòng do Nhà máy Z121 sản xuất.
Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng không?
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về các hành vi nghiêm cấm gồm có: “Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.”
Để kinh doanh pháo hoa thì cần phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
- Dụng cụ, thiết bị, phương tiện vận chuyển, kho phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy chữa cháy.
- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
- Pháo hoa được kinh doanh phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Như vậy, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng trong dịp Tết mà chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Cả nước hiện nay chỉ có duy nhất Công ty Hoá chất 21 (có Nhà máy Z121) của Bộ Quốc phòng được sản xuất và bán các loại pháo hoa. Bất cứ cơ sở nào bán, trưng bày sản phẩm pháo hoa đều vi phạm pháp luật.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch tại Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh trong cả nước cập nhật mới nhất
-
Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2024 tất cả các địa điểm trên cả nước
-
Địa điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2024?
-
Tết 2024, người dân được sử dụng những loại pháo nào?
-
Chi tiết 31 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán 2023 ở Hà Nội