Các cụ dặn con cháu: "Nam không cưới 5 kiểu vợ, nữ không gả 6 kiểu chồng"

( PHUNUTODAY ) - Người xưa cho rằng cưới những kiểu vợ, chồng này về sau khó có hạnh phúc lâu dài.

Người xưa có câu: "Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng." Dù ở bất kỳ thời đại nào, nam thanh nữ tú đều phải đối diện với những rung động tình cảm và những suy tư trước khi bước vào cánh cửa hôn nhân. Ai cũng mong muốn có được một tình yêu chân thành, đẹp đẽ để cùng nhau xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, hôn nhân lại không hề đơn giản như họ từng nghĩ...

Sau khi kết hôn, con cái lần lượt ra đời, kèm theo đó là trách nhiệm chăm lo cho cha mẹ, khiến áp lực gia đình ngày càng tăng. Hơn nữa, những mâu thuẫn giữa vợ chồng cũng ngày một nhiều khi họ phải đối mặt với những vấn đề thường nhật như cơm áo gạo tiền, những lo toan về gạo, dầu, mắm, muối cứ lặp lại không ngừng. Tình yêu giữa hai người dần dần trở nên nhạt nhòa theo thời gian. Vậy làm thế nào để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt này và duy trì một cuộc hôn nhân bền vững đã trở thành mối bận tâm không chỉ của các cặp vợ chồng mà còn là câu hỏi lớn đối với cả xã hội.

Làm sao để duy trì một cuộc hôn nhân bền vững?

Trong thời đại hiện nay, khi đạo đức xã hội ngày càng suy giảm, giá trị của hôn nhân cũng dần bị xem nhẹ, dẫn đến tỷ lệ ly hôn không ngừng gia tăng. Nhiều người, vì những rạn nứt trong hôn nhân, phải chịu đựng những chứng rối loạn cảm xúc và sống trong sự đau khổ triền miên.

Trái lại, các cặp vợ chồng thời xưa có thể sống hòa thuận cả đời và thực sự đạt được “bách niên giai lão” bởi họ biết trân trọng đạo nghĩa, tình yêu đi đôi với sự kính trọng, tình thâm nghĩa nặng. Một câu chuyện đáng chú ý kể về điều này:

Tiêu Ý Tân, người nước Liêu, là vợ của Gia Luật Nô. Cha cô là phò mã Đào Tô Oát, mẹ là công chúa Hô Đồ. Tiêu Ý Tân không chỉ có vẻ ngoài xinh đẹp mà còn là người rất hiểu biết về lễ nghĩa. Cô kết hôn với Gia Luật Nô khi 20 tuổi và sống hòa thuận với gia tộc. Cô luôn coi trọng lễ phép và gìn giữ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống.

Trái lại, các cặp vợ chồng thời xưa có thể sống hòa thuận cả đời và thực sự đạt được “bách niên giai lão” bởi họ biết trân trọng đạo nghĩa, tình yêu đi đôi với sự kính trọng, tình thâm nghĩa nặng.

Một lần, trong lúc trò chuyện cùng các chị em dâu trong gia đình, mọi người bàn luận về cách làm thế nào để được chồng yêu thương. Tiêu Ý Tân đã nói: "Dùng mưu kế không bằng dùng lễ phép." Nghe vậy, mọi người hỏi cô lý do tại sao.

Tiêu Ý Tân giải thích: "Không ngừng tu dưỡng bản thân, ứng xử thận trọng và đúng mực, cung kính và hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, dịu dàng, hòa nhã với chồng, khoan dung với con cháu... Đó chính là lễ phép. Khi làm được những điều này, đương nhiên sẽ được chồng yêu thương và kính trọng. Còn nếu dùng mưu mẹo để giành sự sủng ái của chồng, chẳng phải sẽ tự cảm thấy hổ thẹn hay sao?" Sau khi nghe xong, mọi người đều cảm thấy xấu hổ.

Câu chuyện này là minh chứng cho việc giữ gìn lễ nghĩa và tu dưỡng đạo đức chính là chìa khóa giúp các cặp vợ chồng có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và lâu dài.

Nam không cưới 5 kiểu vợ, nữ không cưới 6 kiểu chồng

Đàn ông nên tránh kết hôn với 5 kiểu phụ nữ: Thứ nhất, người phụ nữ bất hiếu; thứ hai, không có đạo đức; thứ ba, quá đam mê tiền bạc; thứ tư, người không biết nói đạo lý; và cuối cùng là người ích kỷ.

Phụ nữ cũng không nên gả cho 6 kiểu đàn ông: Thứ nhất, người đàn ông bất hiếu; thứ hai, lười biếng; thứ ba, thiếu ý chí tiến thủ; thứ tư, đam mê cờ bạc; thứ năm, trăng hoa; và thứ sáu, vô dụng.

Đàn ông nên tránh kết hôn với 5 kiểu phụ nữ:.

Điều này nhấn mạnh rằng, cả nam lẫn nữ đều cần coi trọng việc tu dưỡng đạo đức. Cha mẹ cũng nên dạy dỗ con cái những giá trị đạo đức từ khi còn nhỏ. Dù vậy, mối quan hệ vợ chồng vẫn còn phụ thuộc vào duyên phận. Nếu vợ chồng yêu thương nhau chân thành, họ sẽ cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Vợ chồng giống như đôi chim cùng bay trong rừng, khi hoạn nạn đến, không ai có thể một mình bay đi. Do đó, nếu vợ chồng đồng cam cộng khổ, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, họ mới có thể bên nhau đến lúc bạc đầu.

Tác giả: Quỳnh Trang