Theo các chuyên gia phong thủy cần thực hiện cách hạ chân nhang đúng cách, cẩn thận. Cần có văn khấn, thủ tục và xuất phát từ tấm lòng thành kính cũng như tránh phạm vào điều cấm kỵ.
Ngoài ra, theo cách chọn ngày tỉa chân nhang, nếu thấy cần thiết thì nên làm trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).
Không nhất thiết phải đợi đến gần Tết mới tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ
Vậy rút tỉa chân hương vào lúc nào cho phù hợp? Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, việc tỉa chân nhang không nhất thiết phải đợi đến dịp ông Công ông Táo hay gần Tết vì lo sợ phạm kỵ thần linh.
Gia chủ hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tiến hành rút tỉa bớt chân hương, miễn sao thực hiện với cái tâm thành kính là được.
Ông Phạm Cương cho hay: “Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi cho rằng, nếu trong năm chân hương quá um tùm chúng ta hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tỉa bớt, điều này giúp tránh hỏa hoạn khi thắp hương. Hơn nữa, chỉnh trang lại bát nhang đẹp đẽ để tỏ lòng thành với tiên tổ cũng là điều nên làm. Trong trường hợp không quá nhiều chân hương thì có thể làm vào dịp cuối năm theo lệ cũ phép xưa, không lo phạm kỵ."
Về vấn đề này, ông Vũ Thế Khanh nhấn mạnh, khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay hoặc có thể đặt lịch định kỳ lau chứ không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp gần Tết mới lau dọn.
Nhiều nhà thắp hương hằng ngày nên bát hương nhanh đầy, việc tỉa chân hương có thể làm hàng tháng hoặc 2 - 3 tháng một lần để giữ mỹ quan giúp bát hương, bàn thờ sạch sẽ, sáng sủa. Điều quan trọng là khi thực hiện việc này phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.Những thủ tục làm để rút chân nhang bàn thờ Thần Tài
Chọn người rút chân nhang
Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, tuy nhiên, việc này tốt nhất nên được người ông, cha hoặc các con trai trong nhà thực hiện. Người được lựa chọn phải thật thành tâm và phải tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện việc rút tỉa chân hương.
Văn khấn
Trong các thủ tục xin chân hương về thờ, đọc văn khấn là thủ tục không thể bỏ qua để việc tỉa chân hương trở nên thuận lợi, không ảnh hưởng tới bề trên.
Bài văn khấn rút chân nhang như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày.. tháng Chạp, con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, , mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành dọn dẹp bàn thờ.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!
Tác giả: