Cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm đúng, chuẩn nhất KHÔNG PHẠM KIÊNG KỴ ĐỂ RƯỚC TÀI LỘC VỀ NHÀ

( PHUNUTODAY ) - Cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm đón Tết đúng, chuẩn nhất RƯỚC TÀI LỘC VỀ NHÀ lại chẳng lo phạm phong thủy gia đình nào cũng cần biết.

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm đón Tết đúng, chuẩn nhất

Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp).

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

 

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Lưu ý phần dọn dẹp bát nhang

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, sau đó rửa sạch bát nhang, để khô ráo.

Còn về chân nhang sau khi rút ra, một số gia đình sẽ để lại 3 chân nhang, còn thì đem đốt những chân nhang còn lại thành tro, đem rải ở sông hoặc đất sạch. Một điều lưu ý là khi thêm tro hoặc cát sạch cho bát hương cần đổ đầy và ém thật chặt, để khi thắp nhang, sẽ giữ chân nhang được thẳng thớm, cứng cáp. Bát hương bàn thờ mà cắm vào nhiều nhang xiêu vẹo là điều không nên.

Xem thêm:

1. Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo mới đúng và chuẩn theo phong thủy để tránh đại kỵ

2. Cúng ông Công ông Táo: Phải ném thứ này ra khỏi bếp trước khi cúng kẻo GIA ĐÌNH LỤI BẠI

Tác giả: Ngọc Lê