Cách nhận biết nhanh rau muống ‘tắm’ hóa chất

( PHUNUTODAY ) - Rau muống là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, vì thế, khi mua rau muống các bà nội trợ nên lưu ý chọn thật kỹ để tránh mua nhầm rau muống tẩm hóa chất

 10 đặc điểm nhận dạng rau muống có hóa chất

- Rau muống được kích phọt, tưới thuốc quá nhiều nhìn vào sẽ thấy lá bóng và mướt, thân to, nhìn non và óng nước.

- Bạn cũng không nên mua những mớ rau muống có lá màu xanh đậm vì lá màu xanh đậm có thể do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì. Bên cạnh đó, rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường và khi rửa nổi nhiều bong bóng.

- Rau muống chứa nhiều chất kích thích thường dễ dập nát. Dù non mơn mởn nhưng vẫn mất nhiều thời gian để luộc chín. Ngoài ra, khi bẻ thân rau không có nhiều nhựa chảy ra.

- Rau muống được bón quá nhiều đạm thì nước sau khi luộc thường có màu đen. Sau khi vắt thêm chanh nước rau cũng không chuyển màu trong xanh.

- Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát là rau có hóa chất.

- Những loại rau muống được tiêm chất kích phọt trông thường xanh tươi non mơn mởn nhưng chỉ cần để từ sáng đến tối là đã bị úa vàng, thậm chí thối nát, không thể ăn được nữa.

- Rau muống thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính.

- Rau muống sạch thường có thân rắn chắc, ngọn nhỏ, lá xanh tự nhiên. Khi bấm vào thân, nhựa trắng chảy ra.

- Rau muống sạch sau khi luộc, rau có vị giòn ngọt tự nhiên. Nước luộc rau muống sạch thường có vị thanh mát và có màu xanh nhạt.

-  Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đen, thân rắn chắc, lá xanh tự nhiên, nhiều đốm sâu.

Nhận biết rau muống có hóa chất bằng chanh

Luộc rau muống theo cách thông thường, bạn sẽ thấy nước rau muống có màu xanh lá. Khi vắt nước chanh vào nước rau không chuyển màu hoặc có cũng không đáng kể. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết rau có sạch hay không.

Nếu nước rau muống chuyển sang màu đỏ hoặc vàng, chứng tỏ rau sạch, không nhiễm hóa chất. Sự thay đổi màu do lượng kiềm trong nước rau muống phản ứng với axit của chanh.

Chuyên gia Nguyễn Đức Phường – Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải, nước rau muống có chứa lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu. Trong khi, nước chanh chứa lượng axit hữu cơ yếu là waxit citric khoảng 8% khối lượng khô trong quả. Khi vắt chanh sẽ làm thay đổi độ axit của nước rau, khiến cho màu của nước rau chuyển từ xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit.

Chuyên gia cảnh báo, rau muống “ngậm” thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tăng trưởng, hóa chất độc hại thường tồn dư trong thân, lá.

Nhận biết rau muống nhiễm chì

Nhận biết bằng cảm quan: Khi quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy rau muống bị nhiễm chì thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Đồng thời, lá của rau muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường.

Nhận biết qua mùi vị: Đối với rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát không ngọt, và mùi hơi hắc trong khi đó rau muống thường có vị ngọt mát.

Nhận biết qua chế biến: Khi rửa rau nếu là muống nhiễm chì, hóa chất sẽ có nhiều bong bóng nổi lên. Đồng thời, qua quá trình luộc rau muống bị nhiễm chì khi luộc lên nước sẽ có màu xanh nhạt nhưng sau khi để nguội nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có kết tủa vẩn đen.

Chọn rau muống ngon

Rau muống ngon nhất vào đúng vụ tầm tháng 4 – tháng 6.

Cách chọn rau muống ngon và an toàn: Ngọn nhỏ, hơi cứng, khi ngắt cuống rau ra nhựa, còn tươi xanh. Không nên chọn rau héo úa, có thể đã hái từ hôm trước hoặc để lâu.

Khi rửa rau nên rửa rau dưới vòi nước đang chảy để trôi bụi bẩn, thuốc trừ sâu theo dòng nước.

Bạn nên chọn mua rau ở cửa hàng rau sạch, siêu thị uy tín, sản phẩm đã được kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tác giả:

Tin nên đọc