Nguyên nhân của sốt cao co giật ở trẻ em
Do trẻ bị sốt kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Bên cạnh những trẻ bị rối loạn chất điện giải, vitamin B6 cũng là nguyên nhân gây sốt cao, co giật ở trẻ.
- Sốt cao, co giật thường gặp ở các bé trong độ tuổi 1 - 3 tuổi. Ở các bé gái tuổi càng nhỏ nguy cơ bị sốt cao, co giật cao hơn các bé trai cùng độ tuổi.
- Cơn co giật xảy ra khi trẻ bị sốt ở nhiệt độ từ 39,2 độ C, khoảng 25% xảy ra khi nhiệt độ của bé là 40,2 độ C. Những em bé ở độ tuổi 6-18 tháng tuổi, sốt co giật diễn ra khi nhiệt độ trên 40 độ C.
- Do yếu tố di truyền: Theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người thân hoặc cha mẹ có tiền sử bị sốt cao, co giật thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị sốt cao, co giật gấp 2 - 3 lần những trẻ bình thường. Nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử bị sốt cao, co giật thì khả năng con bị bệnh cao hơn gấp nhiều lần.
Trẻ co giật khi sốt cao phải làm thế nào?
Nếu con bạn có tiền căn co giật khi sốt cao, bạn nên sử dụng dụng cụ theo dõi nhiệt độ tại nhà. Nếu nghi ngờ trẻ sốt cần cặp nhiệt ngay, nếu 38 độ trở lên thì phải uống thuốc hạ sốt. Uống thuốc hạ sốt phải đủ liều, thông thường nên sử dụng Paracetamol 10 mg cho 1 kg cân nặng dùng 4-6 tiếng một lần. Con bạn đã có tiền căn làm kinh thì ngoài việc uống thuốc bạn nên lau mát bằng nước ấm để giảm nhiệt độ nhanh hơn trong khi chờ thời gian thuốc có tác dụng. Mặt khác, con bạn đã 9 tuổi thì khả năng co giật do sốt là rất thấp. Có thể trẻ có bệnh động kinh mà mình không biết. Tốt nhất bạn nên tham vấn thêm bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định trẻ có bị động kinh không.
Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà như thế nào cho đúng?
Khi các bậc cha mẹ hạ nhiệt độ cho trẻ, thường khi nhiệt độ xuống thấp thì hay dẫn tới tình trạng bã mồ hôi. Cha mẹ cần bình tĩnh và lấy khăn khô lau cổ, nách, bẹn và toàn cơ thể của trẻ. Tiếp theo, cần đánh giá toàn trạng của trẻ nếu thấy trẻ mệt mỏi, lờ đờ, cần đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu thấy toàn trạng chung của trẻ thấy chân tay vẫn ấm, hồng hào thì không có vấn đề gì. Cha mẹ cần tích cực cho trẻ uống nước, đặc biệt là nước điện giải để bù lại cho trẻ trong giai đoạn sốt, khi đó nhiệt độ của trẻ sẽ trở lại bình thường.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên tắm toàn thân cho trẻ nhưng vẫn phải lau rửa cho trẻ để đảm bảo vệ sinh toàn thể cơ thể từng phần một. Trước hết là phần mặt, cần lau rửa mặt cho các cháu, các kẽ sau tai, khu vực cổ cần lau khăn ướt rồi sử dụng khăn khô để lau lại. Đối với trẻ em gái, việc vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn rất quan trọng. Khi trẻ đi vệ sinh xong cần được lau rửa và kể cả cho nước vào để đảm bảo sạch sẽ.
Tác giả: