Jasmine Small, 38 tuổi đến từ New South Wales bị điếc ở tai trái suốt nhiều tháng mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù cô đã tới nhiều nơi để khám nhưng các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân chính xác.
Đôi khi, Jasmine còn thấy dịch màu nâu, có mùi và dính cả máu khi cô làm sạch tai bằng bông ngoáy tai. Mặc dù sau đó cô được kê đơn kháng sinh nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm.
Jasmine cuối cùng được giới thiệu tới một chuyên gia tai mũi họng và được tiến hành chụp CT. Bác sĩ rất bất ngờ khi phát hiện ra ở sâu bên trong tai cô bị nhiễm trùng khá nặng, vị trí này rất gần với não. Hóa ra nguyên nhân nhiễm trùng là do một sơi bông từ bông ngoáy tai đã sót lại khi Jasmine vệ sinh tai. Các bác sĩ tin rằng bông có thể đã bị mắc kẹt trong tai cô đến năm năm.
Sau đó, Jasmine đã phải trải qua một ca phẫu thuật, điều này khiến cô phải hủy tuần trăng mật. May mắn thay, cuộc phẫu thuật đã thành công nhưng phải trả giá bằng việc thính giác của cô bị tổn thương vĩnh viễn. Người phụ nữ 38 tuổi cũng đã lựa chọn phẫu thuật thêm để thử và khôi phục thính giác hoặc cài đặt máy trợ thính.
Sai lầm khi ngoáy tai để lại hậu quả khôn lường
Làn da ở ống tai con người vô cùng mẫn cảm, hơn nữa lại gần kề xương sụn, tổ chức liên kết dưới da mỏng, máu lưu thông kém. Nên khi ngoáy tai không đúng cách sẽ gây tổn hại, viêm nhiễm, dẫn đến lở loét và viêm ống tai ngoài.
Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Đặc biệt, với những người thường xuyên dùng dụng cụ kim loại để lấy ráy tai thì còn có thể gây ra chứng chảy máu tai do rách da ống tai.
Những dụng cụ không được sát trùng khiến việc lất ráy tai làm tăng nguy cơ nấm tai, lây bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra các vật sắc nhọn cũng khiến thành ống tai bị viêm nếu đâm vào.
Việc lấy ráy tai quá nhiều sẽ để lại nhiều biến chứng như: ù tai, khả năng nghe kém, ngứa tai, chóng mặt, đau tai, viêm tai dẫn đến điếc hoặc bị các bệnh kéo theo như ho.
Tác giả: