Cảnh giới cao nhất của nhân sinh chính là ở độ tĩnh của tâm

( PHUNUTODAY ) - Câu chuyện này sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc tĩnh tâm như thế nào.

 Khi Khổng Tử đi chu du liệt quốc, đến vùng đất giáp ranh giữa nước Trần và nước Thái thì gặp cảnh khó khăn không còn lương thực. Mấy thầy trò bị bỏ đói, chỉ có thể húp nước cháo cầm hơi. Thế nhưng ông vẫn điềm nhiên ngồi trước nhà gảy đàn ca hát.

Học trò của ông là Tử Lộ thấy vậy mới thưa: “Lúc này phu tử vẫn có thể ca hát, lẽ nào đây cũng là yêu cầu của lễ hay sao?”. Khổng Tử nghe vậy không trả lời ngay mà đợi sau khi chơi hết bản nhạc mới đáp: “Tử Lộ à! Trong tình cảnh này người quân tử gảy đàn chơi nhạc là để khiến cho tâm mình không kiêu ngạo phóng túng, còn tiểu nhân chơi nhạc là che giấu nỗi sợ hãi của mình. Con đi theo ta lẽ nào lại còn không hiểu tình cảnh của ta sao?”. Tử Lộ nghe nói xong mới bắt đầu bình tâm xuống.

Vừa đúng lúc này gió nhè nhẹ đưa đến hương thơm thoang thoảng, Khổng Tử theo hướng hương thơm truyền lại mà đi, tới một thung lũng nhỏ nơi thâm sâu tịch cốc phát hiện một nhành lan rừng đang nở, hương thơm dịu mát, lặng lẽ lan toả khắp nơi. Khổng Tử nói với các học trò của mình: “Hoa lan trong tịch cốc, không phải vì không có người mà nó không đơm hoa toả hương, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi bản chất của mình. Giống như người quân tử thanh tao, chính trực, kiên cường, họ là quân tử chân chính!”.

Sau đó, Khổng Tử viết bản nhạc “Ỷ Lan Thao”. Các học trò của ông đều nhận được động lực khích lệ rất lớn. Khổng Tử tiếp tục nói: “Đạo nghĩa được nội hàm trong hoàn cảnh khó khăn cũng giống như từ băng giá lạnh buốt chuyển sang ấm áp. Sau khi trải qua cái giá lạnh của mùa đông rồi mới đến sự ấm áp mát mẻ của mùa xuân. Những điều này chỉ có bậc thánh nhân mới có thể thấu hiểu”.

Và đây là một số việc cần làm để đạt đến cảnh giới: Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến:

1. Không lãng phí thời gian vào những cuộc tán gẫu.

2. Bạn không cần phải thắng trong tất cả các cuộc tranh luận. Hãy chấp nhận luôn có những người phản đối.

3. Đừng so sánh cuộc đời của bạn với những người khác. Bạn không hề biết chính xác những gì họ đã và đang trải qua đâu.

4. Điều người khác nghĩ không liên quan đến bạn.

5. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân.

6. Hãy dành thời gian với những người trên 70 và dưới 6 tuổi.

7. Hãy ước mơ nhiều hơn khi bạn tỉnh giấc.

8. Để bản thân được nghỉ ngơi, suy nghĩ và bình tâm bằng cách ngồi tĩnh lặng trong 10’ mỗi ngày.

9. Mỗi ngày, hãy cố gắng khiến ít nhất 3 người cười.

10. Cuộc sống quá ngắn để lãng phí thời gian vào việc ghét bất kỳ ai. Hãy loại bỏ tất cả những cảm xúc tiêu cực ấy ra khỏi đầu.

Tác giả:

Tin nên đọc