Cha mẹ già như ngọn đèn trước gió
Có một người đàn ông vào viện thăm bố của một người bạn. Bác sĩ bảo rằng, cuộc sống của ông chỉ còn có thể cầm cự trong khoảng một năm. Mỗi ngày trôi qua, khoảng thời gian đó càng thêm ngắn lại. Khi bước ra khỏi phòng bệnh, người bạn của người đàn ông không ngừng rơi nước mắt vì hối hận.
Anh tự dằn vặt mình, bởi gần 10 năm qua, anh bận rộn công tác ở nước ngoài, đi đông về tây. Một hoặc hai năm anh mới về thăm bố mẹ một lần. Giờ đây, anh dành toàn bộ thời gian để ở bên bố, hồi tưởng lại những gì ông đã dành cho anh từ thuở ấu thơ, cảm thấy tội lỗi vô cùng. Anh hối hận thở dài: "Tại sao đến khi bố sắp đi xa, tôi mới thấy những khoảnh khắc bên cạnh ông quý giá đến vậy?"
Người trẻ ngày nay, dường như cũng đang sống vội như thế, để rồi vô tâm với nỗi buồn của cha mẹ. Nếu như người bố trong câu chuyện trên không lâm bệnh nặng, liệu người bạn kia có tỉnh ngộ, hay vẫn bị cuốn đi theo dòng đợi vội vã? Có người, đi làm xa, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Thế nhưng cha mẹ già như ngọn đèn trước gió, có thể chỉ còn sống trên đời chưa đến 5 năm. Vậy số lần gặp mặt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, duyên phận sâu nặng là vậy, nhưng khi chia xa sẽ mãi mãi dài.
Đời này, ta còn gặp cha mẹ được bao nhiêu lần?
Con người sinh ra, vốn dĩ đã có 2 kho báu giá trị nhất, là cha và mẹ. Chúng ta đều được nuôi dưỡng bằng tình thương vô bờ bến của họ, để rồi từng này lớn lên, xây dựng sự nghiệp cho riêng mình, hạnh phúc bên người ta yêu thương. Thế nhưng, ta mải miết chạy theo để vun vén cho những thứ hào hoa, mà quen mất bóng hình cha mẹ ngóng trông nơi hiên nhà.
Bạn có biết, dù ta vô tình thế nào, bạc nghĩa ra sao, bất hiếu đến nỗi ai cũng căm hận, cha mẹ cũng không bao giờ quay lưng lại với ta, mà vẫn luôn dang rộng vòng tay để chở che ta vào lòng. Gia đình chính là nơi bình yên cuối cùng của mỗi con người. Cha mẹ là bến đỗ để ta tìm về khi mệt nhoài trên đường đời đầy rẫy chông gai. Thế nên đừng bao giờ vô tâm, để rồi khi hối hận cũng đã muộn màng.
Tác giả: