1. Tổn thương lợi
Đánh răng là việc chúng ta cần làm hằng ngày, nhưng có người khi đánh răng, như lựa chọn bàn chải có lông quá cứng hoặc phương pháp đánh răng chưa đúng, có thể trực tiếp làm tổn thương tổ chức lợi, từ đó dẫn đến chảy máu chân răng. Tuy nhiên loại chảy máu chân răng này không nghiêm trọng, chỉ cần sau đó đổi loại bàn chải khác hoặc chú ý hơn về lực dùng khi đánh răng thì tình hình sẽ được cải thiện.
2. Tăng sinh, lợi trùm
Nhiều người không biết vì sao lợi bị tăng sinh, lợi trùm. Lợi tăng sinh lớn hơn, phần phủ trùm lên một phần bề mặt răng lớn dần, khi nhai dễ làm tổn thương lợi. Có một nguyên nhân khiến lợi tăng sinh là do bị viêm. Bất kể là do nguyên nhân nào, khi lợi tăng sinh bạn vẫn nên đến bác sỹ nha khoa khám, nếu như tình hình không được cải thiện, chảy máu chân răng có thể ngày càng nghiêm trọng.
3. Khả năng đông máu giảm có thể làm chảy máu chân răng
Cơ thể người có hai cơ chế lớn đông máu và chống đông máu. Khi cơ chế đông máu hoạt động không bình thường sẽ dễ dẫn đến các bệnh xuất huyết như xuất huyết dưới da, xuất huyết giảm tiểu cầu, nghiêm trọng hơn có thể là bệnh bạch cầu… Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu sớm của những bệnh này.
4. Chức năng của gan suy giảm có thể gây chảy máu chân răng
Các chất trong quá trình đông máu của cơ thể phần lớn được sinh ra từ gan. Khi chức năng của gan không tốt hoặc suy giảm, các chất cần cho quá trình đông máu không đủ, dễ dẫn đến xuất huyết. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết như cường lách, bệnh rối loạn đông máu Hemophilia… Vì vậy với những người vốn có chức năng gan không tốt cần chú ý đến triệu chứng này.
5. Thuốc làm chảy máu chân răng
Người uống thuốc chống đông máu một thời gian dài như Aspirin có thể dẫn đến xuất huyết. Những thuốc này có tác dụng ức chế quá trình đông máu của cơ thể, dự phòng những chứng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… đồng thời lại gia tăng nguy cơ xuất huyết. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc cũng dễ dẫn đến chảy máu chân răng, vì vậy khi sử dụng thuốc luôn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Chảy máu chân răng tuy chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng nó cũng có thể đi cùng nhiều chứng bệnh khác như bệnh bạch cầu, xơ gan, viêm thận, Lupus ban đỏ… Vì vậy nếu như thường xuyên bị chảy máu chân răng, bạn nhất định không được coi thường, nên sớm đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để loại trừ những bệnh lý nghiêm trọng. Ngoài ra, mọi người cũng nên chú ý đến việc đánh răng, cần đánh kỹ, tỉ mỉ, loại trừ tối đa các mẩu thức ăn bám lại trên răng, cũng có thể định kỳ đi lấy cao răng, làm sạch khoang miệng.
Cách xử lý khi bị chảy máu chân răng
- Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cho bạn cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
- Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm Vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
- Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.
- Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay vì dùng tăm.
Tác giả: