Chỉ tận mặt 6 vấn đề sức khỏe thường gặp khi ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày

( PHUNUTODAY ) - Ngủ đủ 8 tiếng một ngày là điều mà các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên thực hiện. Vậy nhưng, nếu ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày cơ thể sẽ phải chịu tác động như thế nào?

Nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ?

Mỗi người có thể trạng và lối sống khác nhau, nên không phải ai cũng cần được ngủ cùng lượng thời gian nhất định. Thực tế theo một cuộc điều tra, người ta phát hiện trẻ em từ 1-3 tuổi cần 14-16 giờ ngủ một ngày, từ 14-20 tuổi cần ngủ 8-9 tiếng/ngày và 20 tuổi trở lên chỉ cần 7-8 tiếng.

Thực tế vẫn có rất nhiều người chỉ ngủ 5-6 tiếng mỗi ngày là đủ năng lượng cho hôm sau, trong khi có những người quen ngủ 8 tiếng/ngày chỉ cần ngủ ít hơn một chút là sẽ trở nên kiệt quệ gần như ngay lập tức.

Nhưng điều đó không có nghĩa bạn có quyền cắt giảm thời gian ngủ. Sự thật là dù những người ngủ ít không cảm thấy mệt mỏi, nhưng về lâu dài, họ sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, huyết áp, mạch máu và thậm chí, giảm tuổi thọ.

Thức dậy giữa đêm có thể là dấu hiệu bạn đã ngủ quá nhiều trong ngày. Ảnh: Boldsky.Theo Boldsky, người trưởng thành có thời gian ngủ thấp hơn 4 tiếng có tỷ lệ tử vong hơn 80% so với những ai ngủ trên 10 tiếng mỗi ngày. Tốt nhất đừng nên ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Bạn không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, mà có thể là 7 tiếng hoặc 9 tiếng. Quan trọng sau khi thức dậy, bạn cảm thấy sảng khoái, thoải mái và không còn cảm giác thiếu ngủ, tức là bạn đã ngủ đủ giấc.

Thông thường, phải mất 15-20 phút để đi vào giấc ngủ. Nếu bạn ngủ ngay, tức đang thiếu ngủ một cách báo động. Còn nếu tới 1 giờ sau vẫn chưa ngủ được, có thể bạn đã ngủ quá nhiều trước đó hoặc bạn đang bị bệnh mất giấc ngủ.

6 vấn đề sức khỏe thường gặp khi ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày

1. Tăng cân

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ngủ quá nhiều và thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì. Tất nhiên đây không phải là nguyên nhân chính, song ngủ nhiều sẽ khiến bạn ít vận động hơn, và đó chính là lí do làm bạn tăng cân. Phần lớn những người thức dậy quá muộn sẽ không có thời gian cho các hoạt động thể chất.

2. Trầm cảm

Trầm cảm thường khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ. Đôi khi, trong một số rối loạn, mọi người có thể ngủ nhiều hơn bình thường. Đó là một vòng luẩn quẩn vì giấc ngủ dài gây ra sự mệt mỏi và uể oải. Bạn ngủ quá nhiều và không muốn dậy sớm vào buổi sáng, thế giới xung quanh sẽ không làm bạn cảm thấy phấn khích, lâu dần những triệu chứng này sẽ dẫn đến trầm cảm.

3. Bệnh tim

Nếu bạn ngủ quá lâu, bạn không chỉ mất những giờ quý báu mà còn có thể bị bệnh tim . Ngày nay, các vấn đề về tim là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử von. Trong đó, ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim đến 34%.

Hơn nữa, các nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ có nhiều khả năng ngủ lâu hơn nam giới, đó là lý do tại sao họ phải nhớ rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa giấc ngủ quá mức và bệnh tim.

4. Đau đầu

Thiếu ngủ gây đau đầu, nhưng nó cũng xảy ra khi chúng ta ngủ quá nhiều. Chúng ta không nên nằm trên giường nhiều ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ. Nếu không, bạn có thể thức dậy với một cơn đau đầu khủng khiếp. Nguyên nhân là ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh và serotonin của chúng ta trong não.

5. Ảnh hướng tới bộ nhớ

Theo một nghiên cứu , giấc ngủ dài ảnh hưởng đến công việc ghi nhớ của bộ não chúng ta. Hơn nữa, nếu bạn thường thức dậy vào ban đêm, nghĩa là bạn đã ngủ quá nhiều vào ban ngày. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não cũng như khả năng tập trung và ghi nhớ.

6. Mất ngủ

Nghe có vẻ đáng ngạc nhiên nhưng đôi khi mất ngủ là do thói quen không lành mạnh cùng với hoạt động và giấc ngủ. Ví dụ, nếu bạn thức khuya ở phía trước máy tính và quyết định ngủ lâu hơn vào ngày hôm sau thì nhiều ngày sau đó bạn có thể bị chứng mất ngủ.

Tác giả:

Tin nên đọc