Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc và phổ biến, thường được nhiều gia đình lựa chọn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Hàm lượng lớn protein cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể có trong thịt lợn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ não bộ… Ngoài ra, thịt lợn còn chứa nhiều thiamin - một trong những vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể.
Chuyên gia Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và cho biết, dù thịt lợn là món ăn dễ chế biến và phổ biến nhất trong các bữa ăn thường ngày của mỗi gia đình hiện nay nhưng có một số loại thực phẩm tuyệt đối không được kết hợp cùng thịt lợn.
Nếu bạn kết hợp thịt lớn với các loại thực phẩm sau đây, món ăn này có thể sẽ gây nguy hại sức khỏe cho bạn và chính gia đình bạn.
Tôm, ốc
Theo quan niệm ngũ hành, các y văn cho rằng, không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ, ô mai vì chúng kỵ với nhau. Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết được những kinh nghiệm về thịt lợn ví dụ như đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Theo tương quan ngũ hành kiêng kị, nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Lá mơ
Thịt lợn và lá mơ đều là thực phẩm chứa rất nhiều protein, nếu kết hợp với nhau dễ gây kết tủa đạm khiến cơ thể không thể hấp thu được. Để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể, không nên ăn thịt lợn với lá mơ.
Rau mùi tây
Theo Đông y, thịt lợn ích khí còn rau mùi tây có tính ôn, hao khí nên khi kết hợp hai món này cùng với nhau có thể phản tác dụng, gây ra tình trạng đau quặn vùng bụng. Chính vì vậy, bạn không nên ăn hai thực phẩm này cùng lúc vì nó sẽ gây hại cho sức khỏe.
Thịt trâu
Thịt trâu có tính hàn. Khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ sinh chứng Bạch thốn trùng “Sán sơ mít”.
Thịt dê
Thịt dê có tính hàn. Khi kết hợp với thịt lợn sẽ sinh khí trệ sinh đờm.
Thịt bò
Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau, nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt. Bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất cả 2 loại.
Đậu tương
Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp đậu tương với thịt lợn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn giảm đi và ngược lại, đặc biệt là thịt lợn càng nạc thì hàm lượng dinh dưỡng càng giảm.
Quả mơ
Một lưu ý khi ăn thịt lợn giành cho bạn, đó là thịt lợn kiêng ăn với quả mơ. Do quả mơ có tính chua và thịt lợn mỡ có tính ngọt, lạnh khi ăn chúng với nhau sẽ dẫn tới tả, lỵ.
Gan dê
Ông bà ta xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu”. Các loại gan nói chung và gan dê nói riêng đều cấm kị sử dụng chung với thịt lợn, vì gan dê có mùi hơi hôi khi chế biến cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, khó thưởng thức. Chưa kể, theo Đông y nếu ăn gan dê chung với thịt lợn sẽ dễ gây trướng khí đầy bụng.
Gỏi cá và dấm thanh
Gỏi cá sinh lãnh, thịt lợn hàm hàn, dấm thanh chua liễm. Nếu ăn phải 3 thứ liền nhau sẽ sinh ra chứng kiết lỵ hoặc đau bụng hoắc loạn, thượng thổ (mê mỏm), hạ tả (ỉa chảy).
Cá diếc
Cá diếc tính cam ôn, ăn với gan lợn, thịt gà sinh chứng mụn nhọt và trường ung.
Gừng
Một số người có thói quen cho gừng vào thịt heo khi nấu để khử mùi tanh của thịt. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm vì thịt heo thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa. Khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.
Lưu ý khi ăn thịt lợn
- Khi mua thịt lợn, mẹ nội trợ cần chú ý tránh mua phải lợn gạo vì thường có chứa nhiều sán, vô tình chui vào cơ thể khi chúng ta ăn thịt.
- Chọn thịt lợn săn chắc, không nhũn nhão, đặc biệt không cần phải phân vân với những loại thịt lợn chảy nước.
Sử dụng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu thấy thịt để lại vết lõm nhưng không có dấu vết gì lạ khi nhấc ngón tay ra thì đó là thịt lợn ngon.
- Không nên ăn quá nhiều thịt lợn. Đặc biệt những đối tượng bị cao huyết áp, mỡ máu vì thịt lợn là loại thịt có lượng mỡ động vật cao.
- Thịt lợn có hai loại là thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chưá nhiều chất béo trong khi lượng protein rất ít. Nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn tới hiện tượng máu nhiễm mỡ hoặc hiện tượng béo phì.
- Không nên ăn quá nhiều nội tạng bên trong lợn: ăn nhiều nội tạng cũng là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, gan nhiễm mỡ, béo phì, viêm tụy cấp. Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Tác giả: