TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19 chia sẻ một nút chặn sau cùng để phòng bệnh là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn.
Kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
PGS.TS. BS. Phạm Thị Bích Đào, bộ môn Tai Mũi Họng- Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội chia sẻ trên suckhoedoisong.vn liên quan đến việc chọn và sử dụng các loại nước súc họng một cách an toàn, hợp lý.
Các loại nước súc họng
Nguyên tắc chung là dùng dung dịch kiềm ấm để súc họng, thường dưới dạng dung dịch hoặc dạng bột hòa tan trong nước.
Có 3 nhóm phổ biến:
Nhóm kháng sinh súc họng: Loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế các thuốc súc họng là tyrothricine như veybirol-tyrothricine.
Nhóm sát khuẩn: Các thuốc sát khuẩn như: betadine gargle, givalex, BBM - muối borat, muối bicarbonat và methol...
Nhóm trung hòa pH: Nước muối 0,9%, natribicarbonat...
Ngoài ra, các loại nước súc họng thường được thêm một số chất làm dịu, lầm mềm niêm mạc họng, giảm đâu, giảm viên, chống dị ứng tại chỗ...
Một số lưu ý khi sử dụng nước súc họng
Dùng từ 2-4 lần/ngày, 1-2 ngụm đầu súc họng thật sạch, sau đó ngậm dung dịch trong 5-10 phút rồi nhổ ra, tuyệt đối không được nuốt.
Tuy nhiên, một số lại thuốc súc họng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn ví dụ như listerin chỉ ngậm trong miệng 30 giây sau khi đánh răng.
Một số loại thuốc súc họng có tác dụng phụ, chống chỉ định và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định phù hợp. Ví dụ như betadin chỉ dùng cho trẻ trên 30 tháng tuổi, người không có bệnh lý tuyến giáp; eludril chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi; chlorhexidine có thể làm đổi màu men răng, chất trám, gây loét, khô miệng hay thay đổi vị giác...
Ngoài ra, việc súc họng sâu có thể gây sặc ở người già, dân tới viêm phổi do hóa chất gây nguy hiểm.
Trẻ nhỏ dưới 10kg nuốt phải 30-60ml chlorhexidine gluconate có thể gây khó chịu tiêu hóa, buồn nôn, nhiễm độc cồn...
Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng thuốc súc họng tại chỗ khi bị viêm nhiễm vùng họng, đem lại kết quả và độ an toàn cao. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ thuốc súc họng có thể hấp thu vào máu và vào cơ thể thai nhi theo nhau thai hoặc vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ. Vì vậy cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, tốt nhất nên dùng nước muối để súc họng.
Thông thường, thuốc súc họng chỉ được sử dụng dưới 10 ngày, trừ nước muối. Thời gian sử dụng quá dài gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn trong họng. Lúc này, có thể gây ra các bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng và càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Tác giả: