Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng
Tiến sĩ - Bác sĩ Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Phục hồi dinh dưỡng và Kiểm soát béo phì, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết, phần lớn trẻ em Việt Nam chào đời có chiều dài tương đương với trẻ sơ sinh ở các quốc gia khác trên thế giới (trung bình trên 50cm). Tuy nhiên, từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam dần dần bị trẻ ở các nước khác bỏ xa.
Hiện nay, chiều cao trung bình của người Việt vẫn nằm ở nhóm thấp của châu Á.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo. Giai đoạn này quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của các bé trong thương lai.
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác.
Những trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao khi trẻ đến tuổi thành niên.
Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn các bé không bị suy dinh dưỡng.
Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ không quá nhanh nhưng việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển của hệ xương, tiền đề cho việc tăng chiều cao ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn dậy thì
Lứa tuổi dậy thì (từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Tốc độ phát triển chiều cao của trẻ có thể đạt đỉnh khi tăng 10-15cm/năm và giảm dần sau đó.
Ở giai đoạn 10 tuổi, trung bình bé gái tăng 10cm chiều cao/năm và tăng dần đến khi đạt được 15cm/năm ở độ tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của các bé trai là 12 tuổi (10cm/năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15cm/năm).
Khi bé gái đến khoảng 15 tuổi và bé trai đến khoảng 17 tuổi, tóc độ tăng trưởng sẽ giảm giần.
Từ 8-17 tuổi là thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới, quyết định 23% chiều cao trung bình khi trưởng thành.
Khẩu phần ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Các chất dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, vitamin A, D, iot, kẽm... đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển thể lực, chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể được bổ sung dinh dưỡng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, môi trường, lối sống lành mạnh thì nữ giới vẫn tiếp tục tăng chiều cao đến 25 tuổi. Con số này ở nam giới là 28 tuổi.
Tác giả: