Suối cá thần Cẩm Lương (thuộc bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) nằm dưới dãy núi Trường Sinh thuộc tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã trở thành một địa điểm linh thiêng, thu hút hàng vạn lượt khách du lịch tới thăm, đặc biệt là vào dịp đầu năm. Vậy suối cá này có gì đặc biệt khiến người ta quan tâm đến vậy?
Truyền thuyết liên quan đến suối cá thần
Khu vực suối Cẩm Lương không chỉ là một danh thắng đẹp mà còn gắn liền với truyền thuyết liên quan đến đàn cá sống ở đây. Cá ở đây nhiều vô số, kích thước cũng khá lớn nhưng không ai dám ăn. Người ta cho rằng cá này là "cá thần", nếu ăn sẽ gặp xui xẻo, bị trừng phạt.
Người dân nơi đây đã truyền tai nhau câu chuyện kỳ bí về suối cá thần qua bao đời. Nguồn gốc của cá ở đây được gắn liền với truyền thuyết về thần rắn.
Người dân còn gọi khu vực này là suối Ngọc hay Mó Ngọc. Khu vực suối cá thần nằm giữa những dày núi đá vôi sừng sững, cách sông Mã khoảng 2km. Khung cảnh ở đây vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, là món quà mà thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt, dòng suối chỉ dài hơn trăm mét, chỗ rộng nhất chỉ hơn 3m, chỗ hẹp nhất là khoảng 2m nhưng là nơi cư trú của cả nghìn con cá.
Cá ở đây tập trung thành đàn lớn, bơi xung quanh khu vực cửa đang chừng hơn 100m rồi quay lại. Chúng không bao giờ bơi đi xa. Được trực tiếp chiêm ngưỡng khung cảnh đàn cá lớn bơi lội trong suối sẽ khiến nhiều người kinh ngạc. Cá ở đây có kích thước lớn, có những con nặng tới 5-10kg. Thậm chí, người ta còn truyền tai nhau rằng cá chúa nặng tới 30kg. Theo truyền thuyết, cá chúa mắt có hai mí xanh đỏ, mang có vành đổ như đôi khuyên tai, đuôi có chấm đỏ viền xanh. Người ta tin rằng cá chúa chỉ xuất hiện với vai trò chỉ huy khi múa mừng chàng rắn - vị thần được thờ ở suối cá Cẩm Lương.
Khu vực suối này có một điểm đặc biệt là đến mùa lũ, khi nước suối dâng cao, đàn cá cũng không di chuyển đến khu vực khác. Chúng vẫn sống quanh quẩn bên hang đá. Theo lời kể của người dân, kể cả khi nước lũ dâng cao, đàn cá cũng không bị cuốn trôi. Những con cá lớn thường bơi vào hang để trú ẩn. Trong khi đó, những con cá nhỏ khi bị cuốn đi cũng sẽ tìm đường quay trở lại. Đây chính là một trong những điểm khiến người dân tin rằng suối cá thần được thần linh bảo vệ, mang theo những điều linh thiêng.
Ban ngày, đàn cá sẽ bơi từ trong hang ra ngoài. Trong khi đó, khi màn đêm buông xuống, chúng lại quay trở về hang để trú ngủ.
Du khách đến đây thăm quan có thể men theo lói đi bên suối để khám phá động Cây Đăng. Trong động là những thạch nhũ có màu sắc lấp lánh, hình thu độc đáo. Người ta cho rằng nhũ đá trong động này được tạo hóa nhào nặn thành hình hài giống long - ly - quy - phượng, rồng quấn mây, các vị thần đang tọa thiên, tiên nữ múa hát, cảnh đại chiến giữa quân của Ma - May, Ma - Lang với quân của Lang Cun Khương trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường...
Ra khởi động Cây Đăng, du khách có thể đi dọc theo con suối để đến thăm miếu thờ thần rắn. Đây là khu vực linh thiêng đối với người Mương ở Lương Ngọc. Nơi đây thờ "chàng rắn", nhân vật đã giúp dân làng xây dựng bản Mường từ thời "đẻ đất, đẻ nước". Nơi đây cũng gắn liền với chuyện tình của chàng rắn và con gái út của vua Thủy Tề. Nàng từ chối mối duyên với thuồng luồng mà cha sắp đặt khiến cả thủy cung nổi giận, trời đổ mưa to, nổi gió lớn khiến nước dâng lên cao, muôn loài bị nhấn chìm. Chàng rắn và thuồng luồng chiến đấu quyết liệt. Phần thắng cuối cùng thuộc về chàng rắn, cuộc sống của bản Mường lại trở lại bình yên. Sau trận chiến, người ta không biết gia đình chàng rắn đi đâu. Tuy nhiên, khu vực này có một cửa hang với nước suối trong vắt chảy ra. Ở đó có vô số cá sinh sống. Ở cạnh hang động của suối cá thần, người dân bản Lương Ngọc đã lập một bàn thờ để tỏ lòng biết ơn với chàng rắn. Đây chính là nơi người dân thường đến thắp hương và cầu nguyện. Người ta tin rằng đàn cá thần ở đây đại diện cho sự ấm no, bình yên.
Ngày 8 đến 15 tháng Giêng hằng năm, bên bờ suối Ngọ, người dân sẽ làm lễ tế thần núi, thần sông và thần cá. Người dân ở khắp nơi trên cả nước cũng đổ về khu vực suối cá thần này để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ở nơi đây và tìm hiểu về những câu chuyện thần bí, linh thiêng liêng quan đến vùng đất này.
Sự thật về đàn cá thần không ai dám ăn
Loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương là cá dốc (còn gọi là cá giốc, cá bỗng vây đỏ hay cá phốc), thuộc họ cá Chép. Cá này được phân bố ở nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cá này phân bổ từ sông Thạch Hãn (sông Quảng Trị), tỉnh Quảng Trị tới lưu vực sông Lam tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An. Ngoài ra, cá dốc cũng xuất hiện ở khu vực sông Mã (hay còn gọi là sông Nậm Ma).
Ở khu vực suối Cẩm Lương, người ta tin rằng loài cá này gắn liền với truyền thuyết thiêng liêng, được gọi là cá thần, mang lại may mắn, bảo hộ người dân. Ai ăn cá này có thể bị trách phạt, gặp xui xẻo.
Tuy nhiên, ở nhiều tỉnh thành khác như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình... loại cá dốc này vẫn được người dân đánh bắt và chế biến thành món ăn. Cá dốc có kích thước lớn nhưng phần thịt thường nhạt nên không phải món ăn được yêu thích.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
Chính thức thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1/7/2025: Người dân chú ý
-
5 cái tên bị cấm đặt cho con ở Việt Nam, số 5 cố đặt bị phạt 1 triệu
-
Hết 31/12/2025: Chi phí làm sổ đỏ tăng, người dân làm ngay 1 việc kẻo thiệt thòi
-
Sử dụng Căn cước công dân theo cách này: Người dân có thể bị phạt tới 6 triệu đồng
-
Tin ảnh chuyển khoản, giám đốc mất trắng 90 triệu: Chiêu lừa Zalo khiến ai cũng có thể thành nạn nhân