Chuyện thỏ câu cá bằng cà rốt và bài học sống còn ở đời, ai hiểu được ắt sẽ thành công

( PHUNUTODAY ) - Muốn thành công, trước hết bạn phải hiểu được đạo lý này trong đời.

Thỏ đi câu cá bằng cà rốt

Trong khu rừng nọ có một chú thỏ rất thích đi câu cá. Nó nhìn những người đi câu thả chút mồi vào cần và mang về rất nhiều cá mỗi ngày. 

Thấy vậy, thỏ vô cùng thích thú và cũng tìm một chiếc cần để đi câu cá. Tuy nhiên, thỏ ta không biết kiếm mồi câu ở đâu, nó liền nhanh trí lấy ngay những củ cà rốt yêu thích của mình làm mồi câu cá.

Ngày đầu tiên, chú thỏ mang theo cà rốt buộc vào cần và ra bờ sông câu cá. Nó thả lưới và ngồi chờ cả buổi mà không thu hoạch được gì cả. 

Thỏ buồn bã trở về, bụng bảo dạ: "Chắc hôm nay trời nắng quá nên lũ cá không buồn ngoi lên cắn câu".

Ngày thứ hai, thỏ lại hăm hở vác theo cần và cà rốt ra bờ sông hôm trước ngồi câu cá. Vẫn tâm trạng háo hức, chú thỏ buộc món cà rốt yêu thích vào cần câu và thả lưới. 

Tuy nhiên kết quả vẫn không có gì khác hôm trước, chẳng có con cá nào cắn câu còn thỏ thì vừa đói vừa mệt. Nó thở dài tự nhủ: "Chắc lũ cá vẫn chưa muốn ngoi lên vì sợ nắng".

Tiếp tục kiên trì không bỏ cuộc, thỏ vác theo mồi và cần câu đi câu ngày thứ ba. 

Tuy nhiên lần này thỏ ta vừa thả lưới xuống thì một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: "Nếu như nhà ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi!"

Đây không phải là câu chuyện của riêng chú thỏ, mà còn là bài học cuộc sống đầy ý nghĩa mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ. 

Trong cuộc sống, đôi khi những thứ chúng ta cho là vô cùng giá trị đối với bản thân lại không có ý nghĩa gì với người khác. Do đó, dù là cho đi, hãy cân nhắc đến suy nghĩ của người khác để giá trị cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa.

Khi bạn không khát nước, một người đi đường đưa cho bạn một chai nước, bạn rất dễ quên lãng lòng tốt của họ. 

Nhưng khi bạn bị đau chân, một người chỉ hỏi thăm bâng quơ một câu thôi, cũng đủ để lại ấn tượng sâu sắc vì sự chu đáo của người đó. 

Dù so ra, tặng một chai nước (hay cho nhiều thứ khác) có giá trị vật chất hơn nhiều so với một lời hỏi thăm bâng quơ.

Để thành công trong kinh doanh, hãy bán thứ mà "khách hàng cần", đừng bao giờ bán thứ mà "bạn đang có". Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết nhu cầu của họ là gì. Thành công sẽ trong tầm với của bạn!

Hiểu người khác là thông minh, hiểu được chính mình mới là khôn ngoan

Muốn có một cuộc sống thành công, trước tiên bạn cần phải biết rằng điều gì khiến bạn cảm thấy gắn bó, bạn yêu hoặc ghét điều gì, nỗi sợ của bạn là gì và vì sao bạn sẵn sàng vượt qua nỗi sợ đó. Món quà lớn nhất mà bạn có thể dành tặng cho bản thân chính là hiểu, chấp nhận và yêu mến con người mình.

Bạn hãy tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Tôi đang chọn nghề hay nghề chọn tôi?” Đối với hầu hết chúng ta, câu trả lời sẽ là sự kết hợp của cả 2 chiều hướng. Nhưng hãy thử nghĩ xem: Nếu bắt đầu từ con số 0, bạn sẽ vẫn lựa chọn công việc mình đang làm chứ? Hay bạn sẽ rẽ sang một hướng hoàn toàn khác?

nữa, mình có dám đứng dậy đi tiếp như đứa trẻ kia không?”

Bạn có nghĩ đến việc bơi qua eo biển Anh không? Hay tham gia chương trình bay vào vũ trụ? Trở thành chủ dự án một startup? Viết một cuốn tiểu thuyết? Bây giờ, hãy thử tưởng tượng như thể bạn đang được làm đúng những thứ mình muốn. Bạn có thấy tâm hồn thư thái và thỏa mãn không? Bạn có yêu công việc đó đủ nhiều để cống hiến phần lớn thời gian và công sức của mình nhằm hoàn thiện nó không?

Nếu câu trả lời là “có”, nhưng bạn vẫn chưa có cơ hội được làm công việc mình yêu, vậy rất có khả năng nỗi sợ thất bại đang khiến bạn chùn chân. Bạn chưa hiểu được chính mình và chưa dám chiến thắng nỗi sợ của bản thân.

Steve Jobs từng nói, cho dù còn trẻ nhưng rất có thể hôm nay sẽ là ngày cuối cùng chúng ta được sống. Vậy hãy làm điều gì đó để khi ngày này đến, chúng ta vẫn có thể quay đầu nhìn lại cuộc đời mình một cách hãnh diện, rằng “đây là cuộc đời do chính bàn tay tôi tạo nên”.

Mỗi ngày trong cuộc đời dành trọn cho công việc của mình, Steve Jobs luôn nhìn vào gương và tự đặt câu hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống, bạn vẫn muốn làm điều mình đang làm chứ?”.

“Mỗi ngày hãy tự hỏi mình câu hỏi này, nếu có quá nhiều câu trả lời “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết mình sẽ cần phải thay đổi điều gì đó”, Jobs chia sẻ.

Tác giả: Minh Ngọc