Các trường hợp khóa tài khoản định danh điện tử
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài khoản định danh điện tử của công dân sẽ bị khóa trong các trường hợp:
- Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình trên hệ thống định danh và xác thực điện tử;
- Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD;
- Chủ thể danh tính điện tử bị thu hồi thẻ Căn cước công dân;
- Chủ thể danh tính điện tử chết.
Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh.
Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu cơ quan Công an khóa tài khoản định danh điện tử. Thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị sẽ xem xét, giải quyết trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Nếu phê duyệt việc khóa tài khoản định danh điện tử theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền...Thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị sẽ thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử.
Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
- Chủ thể danh tính điện tử thực hiện theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD;
- Chủ thể danh tính điện tử liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử 1900.0368, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử;
- Chủ thể danh tính điện tử đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử.
(theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 59)
Tài khoản định danh điện tử bao giờ hết hạn?
Tài khoản định danh điện tử có cùng thời hạn với thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Theo đó, tài khoản định danh điện tử sẽ hết hạn khi Căn cước công dân gắn chip hết thời hạn sử dụng. Sau khi làm lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới, tài khoản định danh điện tử sẽ lại được gia hạn để sử dụng.
Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo quy định trên, hạn sử dụng của tài khoản định danh điện tử sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Khi công dân đến các mốc độ tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì tài khoản định danh điện tử và Căn cước công dân đều sẽ hết hạn.
Tuy nhiên, nếu người dân đi làm thẻ Căn cước công dân mới trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì cả thẻ Căn cước mới và tài khoản định danh điện tử sẽ tiếp tục có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Cụ thể hơn:
-
Tài khoản định danh điện tử, Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi.
-
Tài khoản định danh điện tử, Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi.
-
Tài khoản định danh điện tử, Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 38 đến trước 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi.
-
Tài khoản định danh điện tử, Căn cước công dân từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó chết (trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng).
Tác giả: Mộc
-
Tính từ 1/7/2023: Thêm 2 đối tượng được nâng mức hưởng trợ cấp hàng tháng, là ai?
-
Từ tháng 7/2023: 5 trường hợp này vượt đèn đỏ không bị CSGT thổi phạt: Ai không biết quá phí
-
7 trường hợp con ruột không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ theo luật đất đai 2023
-
Từ tháng7: Ai có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh được hưởng 1 quyền lợi đặc biệt, nắm để không mất quyền lợi
-
Chẳng may bị lộ thông tin CMND/CCCD gắn chip, có thông báo vay nợ: Đây là cách xử lí