Cổ nhân dạy 3 kỹ năng để tránh tiểu nhân lợi dụng, lợi ích không bị cướp đi

( PHUNUTODAY ) - Bài học từ các bậc thánh hiền xưa nay luôn đúng và có giá trị tinh thần rất lớn. Mỗi bài giảng đều chứa đựng những tâm tư, lời răn dạy hữu ích. Người khôn ngoan nên đọc và rút kinh nghiệm cho bản thân.

 1. Học cách lắng nghe

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tục ngữ có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Cổ nhân cho rằng đằng sau mỗi lời nói của người khác đều cất giấu ý đồ và mục đích nhất định, trong quá trình nói chuyện, ta cần nghiêm túc lắng nghe từng lời nói cua đối phương, sẽ dễ dàng nhận ra tâm lý và mong muốn của họ. 

Thông qua lắng nghe, chúng ta mới có thể hiểu được chính xác những gì đối phương truyền đạt và đưa ra những phản ứng phù hợp nhất để biểu đạt tư tưởng, quan điểm của bản thân. Có như vậy, hai bên mới đạt tới hiệu quả giao lưu và trao đổi tốt nhất.

Giống như trong câu chuyện của bậc thánh hiền xưa, Huệ Tử từng hỏi: "Ông không phải cá, sao biết cái vui của cá?" Trang tử chỉ thản nhiên đáp rằng: "Tôi đứng trên cầu nhìn là biết." Đó chính là cái tâm luôn đặt bản thân vào hoàn cảnh người khác mà suy nghĩ.

Trong mọi trường hợp, hãy đặt mình vào vị trí của đối phương để suy xét. Có như vậy mới đưa ra lời khuyên chính xác, hợp tình, hợp lí, đem lại hiệu quả và lợi ích cao nhất. Học cách lắng nghe cũng chính là chúng ta đang học cách phân tích và thấu hiểu được người khác. Vì vậy, phải không ngừng rèn luyện, kiên trì nâng cao kỹ năng này.

2. Nói ít làm nhiều

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Người xưa có câu: "Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra". Nói nhiều thì càng dễ sai nhiều, nên trong những trường hợp cần thiết, chúng ta càng ít nói càng tốt, tránh trường hợp lời nói của mình bị xuyên tạc theo nhiều ý khác nhau, mang đến những nhân tố không thích hợp. 

Hãy nói ít đi, học cách quan sát nhiều hơn, biến suy nghĩ thành hành động nhiều hơn. 

Thông qua việc im lặng quan sát, chúng ta có thể nhận được rất nhiều thông tin khác nhau, trải qua quá trình sàng lọc để tiếp thu, cô đọng, biến chúng trở thành kiến thức cho chính mình. Nói 10 lời một ý không bao giờ có thể bằng người nói một lời nhưng ẩn giấu 10 ý bên trong.

3. Dũng cảm thể hiện

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nhiều người không đủ tự tin và thấy e ngại khi thể hiện tài năng của mình trước đông đảo quần chúng. Những suy nghĩ của họ khiến dần trở nên tự ti, lép vế. Nhiều người dè dặt tỏ ra muốn thể hiện bản thân thì chỉ nhận được những cái lắc đầu, chê bia đầy mỉa mai từ mọi người.

Thực tế, chúng ta phải thật dứt khoát, mạnh mẽ, câu chữ gọn gàng thể hiện tài năng và mong muốn của mình. Đừng chỉ mãi ngập ngừng, nhút nhát, không dám biểu hiện. Khi bạn thể hiện tính cách như vậy, dù bạn có tài năng thật cũng chẳng ai muốn xem hay tin tưởng vào bạn. Biết giấu tài năng là một chuyện nhưng biết cách thể hiện sao cho người ta nể phục lại là chuyện khó.

Yếu tố quan trọng trên con đường thành công là dám thẳng thắn bày tỏ và thể hiện bản thân. Hãy cam đảm để đưa ra những quyết định trọng đại trong lúc kịp thời nhất, mới có thể đem tới hiệu quả cao nhất. Nếu không, khi cơ hội vàng mười năm có một tới trước mặt, bản thân lại không đủ dũng cảm để giành lấy thì lấy đâu ra sức mạnh để thành công.

Tác giả:

Tin nên đọc