Cha mẹ chăm chút cho con nhưng suốt ngày kể lể
Yêu thương con thì hầu như cha mẹ nào cũng có chỉ là cách khác nhau và mức độ khác nhau. Chăm chút cho con thì nhiều cha mẹ chu đáo. Nhưng đổi lại nếu cha mẹ suốt ngày kể lể từng chút công sinh thành nuôi dưỡng thì sẽ khiến con sợ hãi. Việc nuôi trẻ nhỏ có nhiều vất vả, có con trẻ dễ dàng hơn, có trẻ ốm đau khó nuôi. Để con trưởng thành thì cha mẹ phải mất nhiều công sức thậm chí hy sinh nhiều điều nhưng cha mẹ mà cứ liên tục kể lể, than vãn về việc mình vất vả để nuôi con sẽ không khiến con ghi nhớ công ơn mà chỉ cảm thấy bị đòi nợ, cảm thấy quá áp lực. Con sẽ cảm thấy cuộc sống không vui nữa, tình cảm gia đình là món nợ chứ không phải yêu thương nữa. Nhiều phụ huynh cho rằng kể để nhắc con không quên ơn không hư hỏng, để con cố gắng hơn. Nhưng nếu bạn mắc phải điều này hãy dừng ngay bởi đó là tính xấu khiến con cái sợ hãi, muốn xa lánh cha mẹ. Thử hỏi: Một mai khi chúng ta già, nghe con cái than khổ sở vì chúng ta, nghe con kể về công sức chăm sóc bố mẹ thì chúng ta có vui không? Chỉ cần nhớ lại ngoài kia, một ai đó xa lạ giúp đỡ ta xong và họ thường xuyên nhắc nhớ lại chuyện đã giúp thì chúng ta có bớt tôn trọng họ không?Do đó tuyệt đối không kể lể công lao với con cái.
Cha mẹ tự ý mang chuyện của con ra ngoài kể
Cha mẹ mà có ý nghĩ con mình thì mình có quyền là sai lầm. Con có cuộc sống của con có quyền tự do cá nhân của con. Vì thế làm cha mẹ đừng vô tư kể chuyện của con cho người khác, kể cả họ hàng, đặc biệt chuyện tế nhị, thậm chí cả thành tích của con. Khi đăng thông tin về con nên hỏi ý kiến con trước. Cha mẹ mà còn hớ hênh kiểu này thì con cái sẽ xa lánh khép kín càng ít chia sẻ với cha mẹ càng tốt, càng ở riêng càng bí mật với cha mẹ càng tốt.
Dành cuộc đời con thực hiện dang dở cuộc đời mình
Đây là ước muốn của nhiều cha mẹ khi cuộc đời mình còn thất bại dang dở thì muốn con cái kế tiếp. Nhiều cha mẹ sắp xếp cuộc đời con, uốn nắn, nhắc đi nhắc lại về việc con phải thay mình làm cái này kia, đó là những thứ mà đời họ chưa làm được, thậm chí còn thay mình "báo thù trả nỗi ấm ức" Nếu con cái cùng chí hướng thì không sao nhưng nhiều đứa con có nhận thức trải nghiệm và định hướng khác, chúng sẽ cảm thấy gánh nặng và không được là chính mình. Cha mẹ làm như thế con cái thấy chúng không còn được sống cuộc đời chúng nữa. Và cuộc đời chúng sinh ra coi như đã vô nghĩa.
Không lắng nghe ý kiến của con tự quyết cho con
Cha mẹ đừng nhân danh người lớn hiểu chuyện trải nghiệm nhiều nên quyết thay con. Con có quyền tự do và quyền tự quyết. Tự quyết của cha mẹ sẽ khiến mối quan hệ căng thẳng. Đặc biệt thời nay con trẻ nêu cao quyền tự do. Thế nên đừng tự quyết thay con từ việc nhỏ như ăn uống, kết bạn, quần áo...Nhiều cha mẹ tới nhà con cứ tự ý mua đồ này đồ kia và muốn con dùng, nghĩ rằng con thiếu nên tự ý mua. Nhiều cha mẹ tự ý dọn dẹp sắp xếp lại đồ đạc của con...
Cha mẹ làm điều đó vừa vô nghĩa vừa mang tính chất xâm phạm quyền riêng tư của con. Hãy để con tự do và hãy để con khi cần sẽ đến tâm sự nhờ cha mẹ giúp, chứ đừng tự ý sấn sổ vào cuộc đời con như thế "tao sinh ra mày tao làm gì chả được". Yêu kiểu đó chính là đã quản quá nhiều việc của con. Con càng lớn bạn càng cần phải tách biệt, con là con, mình là mình. Chúng không phải đứa trẻ mà bạn còn ôm ấp trong lòng nữa.
Tác giả: An Nhiên
-
Người xưa nhắc: Muốn biết lòng người rộng - hẹp, nông - sâu thế nào cứ nhìn vào 2 điểm này là rõ
-
Tổ Tiên dặn dò: 'Dù nghèo đến đâu cũng không nên ăn lươn trông trăng', lươn trông trăng là thứ gì?
-
Trên mộ có cỏ tốt hay xấu? Vì sao các cụ bảo mộ không cỏ, con cháu khó ngẩng đầu lên?
-
Phàm là người EQ cao họ sẽ không đến thăm nhà của 3 loại người này, kẻ dốt lại rất thích đi
-
4 chỗ trong nhà càng đầy đủ thì càng nhiều phước lành