Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào thì đúng và chính xác nhất?

( PHUNUTODAY ) - Thời điểm phù hợp để mọi người sắm lễ cúng cô hồn là từ ngày mùng 1 cho đến ngày Rằm tháng 7 Âm lịch vào buổi chiều tối là chuẩn nhất.

Tháng 7 âm lịch, tháng cô hồn, tháng cúng xá tội vong nhân là dịp để mọi người tưởng nhớ tới những người thân đã khuất và an ủi những người chết đường chết chợ, linh hồn vất vưởng không có chốn quay về. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn ngày, giờ đúng và chuẩn nhất để cúng.

Theo quan niệm của người Việt xưa, xét theo những việc làm lúc còn sống mà người mất có thể được đầu thai làm kiếp khác hoặc bị đầy xuống địa ngục, phải lang thang quấy rối người trần.

Theo truyền thuyết dân gian kể rằng hàng năm, cứ đến ngày 2/7, Diêm Vương lại cho phép mở Quỷ Môn Quan để quỷ đói có thể trở lại trần gian rồi đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì phải quay về địa ngục. Như vậy là tính từ 2-14/7 Âm lịch, các cô hồn được xá tội, quay trở lại dân gian và làm phiền, quấy phá người dân. Chính vì thế mà dân gian có tục lệ sắm cố cũng các cô hồn đói khát, không nhà không cửa để ma quỷ không quấy phá.

Ngoài ra, việc cúng cô hồn cũng nhằm mục đích giúp những linh hồn lang thang được một ngày no nê và bớt tủi thân khi quay trở lại địa ngục. Cúng cô hồn không hẳn là mê tín dị đoan mà nó mang tính nhân văn cao đẹp, giống như tư tưởng chung của ngày xá tội vong nhân đó là: dù ai có tội ác gì, phải chịu trừng phạt ra sao thì cũng nên có 1 ngày xá tội để họ vơi bớt phần đau đớn, tủi cực.

Vì sao lại nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối?

Có thể cúng cô hồn từ ngày mùng 1 cho đến ngày Rằm tháng 7 Âm lịch. Theo các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, phong thủy thì lễ cúng các cô hồn lang thang, không nơi nương tựa hay chịu nhiều oan khuất trong xã hội nên được thực hiện vào buổi chiều tối. Sở dĩ như vậy vì theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng mặt trời, lúc đó ánh nắng rất mạnh trong khi các cô hồn vừa từ địa ngục lên còn rất yếu. Nếu cúng vào ban ngày thì các cô hồn sẽ không dám lên để đón nhận những vật phẩm cúng bố thí của các gia đình vì họ sợ ánh sáng, sợ ánh nắng lên.

Cũng theo một vị Đại đức - người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho.

Cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật cúng cô hồn cần sắm:

- Muối gạo (1 dĩa)

- Cháo trắng nấu loảng ( 12 chén nhỏ ) , hay là cơm vắt : 3 vắt

- 12 cục đường thẻ .

- Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .

- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

- Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Không cúng xôi, gà, đồ mặn trong lễ cúng cô hồn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Sở dĩ cháo không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.

Tác giả:

Tin nên đọc