Cúng Rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15 và bài văn khấn thế nào là CHUẨN nhất?

( PHUNUTODAY ) - Cúng Rằm tháng Giêng là sự thể hiện nguyện ước của gia chủ gửi lên các thần linh cầu mong cho một năm an lạc. Vậy nên cúng vào ngày nào là chuẩn nhất?

1, Nên cúng ngày 14 hay 15 âm lịch là chuẩn nhất?

Năm Kỷ Hợi 2019, lễ Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 2 ngày 18/2/2019 và thứ 3 ngày 19/2/2019. Thời điểm cúng Rằm tháng Giêng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Theo chuyên gia phong thủy, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm (15/1 âm lịch) là TỐT NHẤT, gia chủ nên cúng buổi sáng bởi đây chính là thời điểm Thần Phật giăng thế.Khung giờ vàng cúng Rằm tháng Giêng là vào giờ Ngọ (11h – 13h) trong ngày 15/1 âm lịch.

Ngày nay, thời gian cúng Rằm đã được linh động hơn để phù hợp với cuộc sống của gia chủ. Các gia đình có thể thắp hương từ sáng ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Chỉ cần thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh, không cần quá cầu kỳ.

2, Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng 2019 đầy đủ nhất

* Lễ cúng Phật

Các món dùng để cúng Phật cần phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ,bao gồm các món sau:

– Hoa quả, chè xôi

– Món xào chay không thêm nhiều hương liệu

– Các món đậu

– Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.

– Bánh trôi nước

* Lễ cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.

– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.

– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Ngoài 2 mâm cỗ cúng Phật và cúng Gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm sau:

– Hương hoa vàng mã

– Đèn nến

– Trầu cau

– Rượu trắng

Tất cả các món cúng trên đều mang ý nghĩa riêng, hi vọng sự tốt đẹp, trọn vẹn, may mắn trong năm mới.

3. Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2019 chuẩn nhất

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng được Dân Việt giới thiệu được trích trích theo Thượng tọa Thích Viên Thành – Văn khấn Nôm truyền thống – Nhà xuất bản Thanh Hóa. Ảnh: By

Kính lạy:

Hoàng Thiên, Hậu Thộ chư vị Tôn thần.

Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Ngài Bản gia Thổi địa Long mạnh Tôn thần.

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Các tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày………….. tháng ………. Năm………..

Tín chủ con là:……………………………………..

Ngụ tại…………………………………………….

Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lực, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh ượng, lộng tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện lòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

( Bài viết chỉ mang mang tính chất tham khảo.)

Tác giả:

Tin nên đọc