1. Tắm rửa ông Thần Tài
Theo quan niệm tâm linh, khi mang về nhà người ta thường phải tắm rửa cho ông Thần Tài bằng nước hoa bưởi pha chút rượu, sau đó mới đặt ông lên bàn thờ.
2. Sắp đồ cúng
Khi sắp đồ nên đặt mâm cúng trong nhà, chuẩn bị đồ lễ đơn giản, không cần quá lãng phí, chỉ cần đầy đủ hoa quả tươi và nước sạch là được.
3. Thắp hương cúng thần Tài
Vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày cuối tháng và 14 âm lịch hàng tháng nên lau bàn thờ bằng rượu pha nước hoặc nước hoa bưởi. Chú ý, khăn lau bàn thờ và khăn tắm cho các thần phải để riêng, không được dùng vào những việc khác.
Nghi lễ thắp hương: thường thì sẽ thắp hương và khấn vào buổi sáng mỗi khi bắt đầu mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có một số người thắp hương vào buổi tối. Tốt nhất, gia chủ nên chọn giờ tốt lành để hành lễ, như vậy sẽ kích hoạt trường khí dễ hơn.
4. Nước cúng
Phải rửa sạch chén trước khi lấy nước, tốt nhất nên bày 5 chén nước trên bàn thờ, lượng nước đổ cách miệng chén chừng 1cm, không nên rót nhiều, dễ bị tràn ra bàn thờ thì không tốt.
5. Hoa và quả
Hoa quả cúng ông Thần Tài tuyệt đối phải là đồ thật, được chọn kỹ lưỡng, đẹp và ngon. Không được dùng đồ giả để cúng và không nên để hoa, quả trên bàn thờ ông héo úa, bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia chủ.
6. Đèn, nến
Dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng bóng điện hay đèn LED nhấp nháy, bởi vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
Gạo và muối sau khi cúng xong thì nên giữ lại, không rắc ra ngoài nhưng rượu cúng thì nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà, điều này mang ý nghĩa rước lộc vào nhà.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tác giả: