Đang nằm mơ thì mẹ về báo mộng, chuyện xảy ra ngày hôm sau khiến con trai bật khóc nức nở

( PHUNUTODAY ) - Ngay cả bản thân chủ nhà cũng giật mình sau khi nghe đầy tớ thuật lại giấc mơ và sự trùng lặp đến không thể giải thích sau đó.

Kiếp trước trộm tiền, kiếp này làm gà

Trước đây ở thôn nọ có hai mẹ con nhà kia cùng làm công cho nhà chủ. Sau này, người mẹ qua đời. Một buổi tối sau ngày bà mất hơn một năm, người con nằm trên giường mơ mơ màng màng nghe thấy tiếng mẹ mình nói:

"Ngày mai tuyết lớn, ngoài sân có con gà bị chết cóng, chắc chắn chủ nhà sẽ cho con làm thịt ăn, con tuyệt đối đừng ăn. Vì mẹ từng lấy trộm của chủ nhà 300 quan tiền nên quan phủ âm gian phạt mẹ biến thành gà trả nợ. Giờ trứng gà bán đi đã đủ 300 quan. Mẹ sắp rời khỏi đây rồi."

Hôm sau, quả nhiên mọi việc xảy ra đúng như lời mẹ anh nói trong mơ. Thế nên người đầy tớ nhất quyết không ăn thịt con gà đó mà còn khóc nức nở và đem nó đi chôn. Chủ nhà cảm thấy khó hiểu bèn tra hỏi, cuối cùng anh ta mới nói sự thật.

Ngay cả bản thân chủ nhà cũng giật mình sau khi nghe đầy tớ thuật lại giấc mơ và sự trùng lặp đến không thể giải thích sau đó.

Không giữ lời hứa, quỷ thần không tha

Ngày xưa có một người tên là Trương Phúc làm nghề bán hàng rong. Một hôm, vì tranh đường với một phú hào trong thôn, ông ta đã sai đầy tớ đẩy anh từ trên cây cầu đá xuống. 

Khi đó nước sông đang đóng băng, mảnh băng sắc như dao khiến anh bị vỡ xương sọ, chỉ còn thoi thóp thở.

Lý trưởng vốn rất hận phú hào đó, liền đem chuyện này báo cáo lên quan phủ. Viên quan kia lại muốn moi tiền nên lập tức xét xử vụ án. 

Trương Phúc ngầm bảo mẹ mình chuyển lời tới với phú hào: "Ông đền mạng thì tôi cũng chẳng được lợi lộc gì. Nếu ông có thể thay tôi nuôi dưỡng mẹ già, con thơ thì nhân lúc chưa tắt thở, tôi sẽ đến quan phủ nói mình sẩy chân ngã từ trên cầu xuống." 

Ông ta lập tức đồng ý.

Trương Phúc biết chút chữ nghĩa. Lúc này anh còn có thể cắn răng chịu đau tự viết cáo trạng. 

Quan lại cũng không thể làm gì trước lời khai của Trương Phúc viết lúc còn sống. Sau khi anh ta chết, phú hào kia liền chối bỏ giao ước. 

Tuy mẹ Trương Phúc đã nhiều lần đến quan phủ thưa kiện nhưng vì có chứng cứ là lời khai của con bà lúc còn sống nên mãi mà vụ án này vẫn không được xử.

Sau này có một hôm, phú hào kia say rượu ra ngoài. Vì ông ta cưỡi con ngựa của người hầu nên đã ngã từ trên cầu xuống mà chết. Người quanh đó đều nói: "Đây là báo ứng thất hứa với Trương Phúc."

Quá trình từ nhân đến quả

Từ nhân đến quả không có một thời gian nhất định, có thể nhanh có thể chậm tùy theo đặc tính sự việc và sự kết hợp của các duyên.

Nhân quả bao giờ cũng diễn ra theo đúng quy luật, nhưng tùy theo các yếu tố phụ tác động vào mà có sự thay đổi về thời gian.

Ví dụ: Một người trồng cam ( Theo thường lệ sau 3 năm cam sẽ kết trái, ra quả ) nhưng người gieo trồng lại làm biếng, không chăm nom, tưới nước, bón phân thường xuyên nên 4 năm cam mới ra quả.

Sự chăm sóc bón phân đó là những yếu tố phụ tác động vào nhân gọi là duyên. Bởi chính những yếu tố phụ đó đã làm thay đổi chu kỳ nhân quả khiến cây cam ra quả muộn hơn.

Tương tự, khi một người làm ác họ chưa kịp trả quả thì đã gặp những người bạn tốt khuyên nhủ họ hồi tâm hướng thiện, khiến quả xấu tạm thời gác lại có thể đến kiếp sau họ mới phải trả. Những người bạn tốt đã khuyên họ chuyển tâm chính là những duyên lành tác động lên quá trình nhân quả của họ.

Dựa vào yếu tốt thời gian có thể chia làm mấy loại nhân quả

1. Nhân quả hiện báo: tạo nhân sẽ có quả ngay trong đời này.

2. Nhân quả sanh báo: tạo nhân trong đời này, có quả trong đời sau.

3. Nhân quả hậu báo: tạo nhân trong đời này, đến nhiều đời sau mới có quả.

Điều này giải thích tại sao có những người làm việc thiện mà cuộc đời vẫn đau khổ, bởi quả thiện của kiếp này chưa tới, mà họ đang lãnh quả xấu của kiếp trước. Sau khi kết thúc qủa xấu đó đến quả thiện hiện ra họ mới được hưởng hạnh phúc.

Hay có thể giải thích theo quan điểm khác: Những người làm thiện họ luôn gặp những khó khăn trở ngại bởi khi đó họ sẽ được trả những món nợ hay quả xấu mà nhiều đời, nhiều kiếp sau đáng nhẽ phải trả sẽ về trong kiếp này. Để họ trả hết và đến khi kết thúc quả xấu họ sẽ được hưởng viên mãn, hạnh phúc, giàu sang.

Còn những người làm ác bởi sao họ vẫn được sung sướng, giàu có, hạnh phúc. Bởi khi những người làm ác phước đức ( Nhân lành ) mà họ đã gieo trồng từ nhiều đời, nhiều kiếp trước mà có thể kiếp sau họ mới được gặt hái sẽ hiên về, làm lu mờ con mắt, để họ được hưởng lạc, hưởng sự sung sướng. Nhưng đến khi nhân lành – quả ngọt đã hết thì họ phải trả những quả xấu mà họ đã gây ra, trong kiếp hiện tại hoặc trong những kiếp sau.

Bởi vây qua đây mong các bạn khi đọc bài này đã biết, đã hiểu về nhân quả thì nên hãy biết tu tâm – dưỡng tánh, biết hướng thiện, làm lành để sau này được gieo những nhân lành – quả ngọt.

Tác giả: Minh Ngọc