Rau răm là cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương thơm đặc biệt. Nó là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn.
Trong đông y, rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, hoạt huyết tiêu độc.Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp hoặc lấy nước bôi vào nơi bị đau, ngày 2 lần
Rau răm thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe.
Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím hay được sử dụng để làm thuốc.
Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.
Chữa hắc lào, ghẻ lở: Có thể giã nát rau răm để đắp hoặc lấy rượu ngâm rau răm để bôi.Chữa đầy hơi, chướng bụng: Rau răm tươi giã nhỏ. vắt lấy nước uống. Bã đem xoa bụng, tập trung vào vùng rốn.Tuy nhiên không nên ăn nhiều rau răm sẽ làm giảm ham muốn ở cả nam và nữ. Phụ nữ có thai không nên ăn vì có thể gây sảy thai.
Trước hết, ta phải hiểu là rau răm không độc. Nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, dung lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt).
Do vậy, sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành để đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.
Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Mỗi khi ăn hột vịt lộn, chắc chắn bạn phải có rau răm làm gia vị cùng với mấy lát gừng và muối tiêu. Bạn có biết vì sao không? Thơm? Ngon? Bổ? Đúngvậy. Nhưng bạn nên biết thêm rằng: Đó là sự cân bằng Âm – Dương của thiên nhiên, tạo ra những món ăn hoàn hảo.
Trứng vịt lộn thì tính hàn và đại bổ dưỡng. Rau răm gừng và tiêu làm cho thức ăn ấm lại, chống được hậu quả lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Cuối cùng, lời dặn của thầy thuốc, bạn hãy lưu ý: Khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh không được dùng rau răm, bạn nhé!
Lưu ý khi dùng rau răm
Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục.
-Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
-Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.
- Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai.
- Những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Để có thể thọ lâu trăm tuổi, ít khi ốm đau bệnh tật hãy trồng ngay cây này trong nhà
-
Loại cây được mệnh danh là nhân sâm quý dành cho người nghèo nhà nào cũng nên trồng để cả đời khỏe mạnh
-
Dù nhà chật hẹp đến đâu bạn cũng nên trồng ngay cây này kẻo hối hận
-
Loại cây là "thần dược" giúp gia đình cả năm không ốm đau bệnh tật, không trồng là sống uổng một đời
-
Nếu bạn bỏ tiền mua cây phát lộc đặt trong nhà đúng vị trí này thì điều thần kỳ gì sẽ đến?