Dầu gió có rất nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Từ giúp trị các bệnh thông thường như đau nhức, cảm lạnh, giảm ho, nhức đầu, sổ mũi, nó còn có thể giúp khử mùi hôi và đuổi côn trùng cực kỳ hiệu quả. Hãy đặt lọ dầu gió trong nhà vệ sinh và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại.
Lợi ích của việc để dầu gió bên trong nhà vệ sinh
Thành phần chính của dầu gió bao gồm nhiều loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, hương nhu, quế, tràm và các chất được chiết xuất từ tinh dầu như menthol, methyl salicylat, camphor... Vì vậy, dầu gió có mùi thơm rất đặc trưng, bạn có thể tận dụng ưu điểm này của dầu gió để giúp cho việc khử mùi cho nhà vệ sinh cực tốt.
Nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp trong ngôi nhà, thu hút nhiều công trùng và là nơi vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi, gây ra các mùi hôi khó chịu. Nhất là vào những ngày trời nồm, nhà vệ sinh lại càng đọng nhiều nước, khiến mùi hôi, ẩm mốc càng dễ xuất hiện.
Tuy việc dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên có thể giúp hạn chế mùi hôi, nhưng cũng khó có thể triệt để, lập tức. Lúc này bạn cần thêm một số biện pháp khử mùi hôi khác hiệu quả hơn. Và cách đơn giản nhất đó chính là sử dụng dầu gió. Bạn có thể nhỏ một vài giọt dầu gió vào một góc của bồn cầu hoặc có thể đặt một chai dầu gió mở nắp ở một góc của nhà vệ sinh. Dầu gió có mùi thơm đặc trưng sẽ giúp át đi được các mùi hôi khó chịu cũng như mùi ẩm mốc. Ngoài ra, dầu gió cũng có tác dụng giúp muỗi, đuổi côn trùng hiệu quả. Để tránh lọ dầu bị đổ, bạn cũng có thể tiến hành nhỏ vài giọt dầu vào vải rồi treo lên móc.
Tuy nhiên không phải ai cũng thích mùi hương của dầu gió. Vì vậy,namk nên cân nhắc trước khi dùng cách này. Nếu không muốn mùi hương dầu gió lưu lại quá lâu, bạn có thể chỉ cần nhỏ một vài giọt dầu gió vào trong góc phòng hoặc vào phần lõi của cuộn giấy vệ sinh là vẫn đảm bảo tác dụng mà mùi dầu gió sẽ không quá mạnh.
Mẹo khử mùi hôi nhà vệ sinh bằng cách kết hợp dầu gió và giấm trắng
Bạn cũng có thể kết hợp dầu gió cùng với giấm trắng tạo nên hỗn hợp xịt khử mùi hôi nhà vệ sinh khá hiệu quả.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn đổ 150-200 ml giấm trắng vào một chiếc bát hoặc bình tưới cây loại nhỏ. Tiếp đến, bạn nhỏ thêm 10-15 giọt dầu gió cùng với 200 ml nước trắng để pha loãng rồi lắc đều hỗn hợp này với nhau.
Sau khi có hỗn hợp, bạn hãy xịt trực tiếp vào bồn cầu hoặc xung quanh nhà vệ sinh. Mùi hôi của nhà vệ sinh sẽ giảm dần rồi hết hẳn. Bạn cũng có thể xịt vào thùng rác nhằm khử mùi hôi tanh, ngăn chặn các vi khuẩn và côn trùng bay nhỏ sinh sôi, phát triển.
Ngoài ra, phun vào gầm giường, góc tường, những nơi muỗi thường trú ẩn cũng giúp tránh được muỗi. Ngoài ra, dung dịch dầu gió và dấm trắng còn có thể khử mùi hôi giày, loại bỏ băng dính hai mặt ở trên tường hay hỗ trợ làm sạch chiếu mây trúc, khử mùi phòng... Chỉ cần xịt dung dịch này vào những nơi cần xử lý, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Một số biện pháp khác để khử mùi nhà vệ sinh
+ Khử mùi bằng sả
Sả là một nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp có thể giúp khử mùi nhà vệ sinh nhanh chóng mà không cần tốn nhiều công sức. Sả sau khi mua về, bạn hãy đập dập phần củ để cho hương thơm được tỏa ra nhiều hơn.
Tiếp đến, bạn treo trong ở trong phòng tắm 1 vài nhánh sả đã được đập dập trước đó. Với mùi hương tự nhiên thoang thoảng, dễ chịu, sả có thể tạo ra cảm giác thoải mái cho bất kỳ ai khi bước vào phòng vệ sinh nhà bạn.
+ Khử mùi bằng dứa
Ngoài ra, bạn có thể xua tan mùi ẩm mốc, hôi thối trong phòng tắm chỉ với một quả dứa và một cây nến nhỏ, bạn. Không gì dễ chịu hơn mùi thơm dịu nhẹ của trái cây tươi.
Cách thực hiện rất đơn giản, sau khi cọ rửa nhà vệ sinh, bạn chỉ cần cắt bỏ đi cuống và nạo ruột của dứa bỏ đi. Tiếp đó, tạo khoét thêm cái lỗ lớn ở trên vỏ quả thơm. Dựng trái dứa lên ở một góc và đặt một ngọn nến đã được đốt cháy vào bên trong nó. Nến sẽ giúp mùi hương tự nhiên của quả dứa lan tỏa khắp không gian phòng tắm, xua tan đi mùi hôi khó chịu trong đó.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Đặt 1 củ hành tây ở đầu giường: Biết lý do rồi ai cũng muốn làm theo
-
Đổ muối xuống đường ống thoát nước, tác dụng tuyệt vời, đến giờ nhiều người còn chưa biết
-
Mẹo hãm nước chè tươi xanh ngắt, không bị chát, để lâu không bị đỏ nước
-
5 thiết bị 'ngốn' nhiều điện trong nhà, tốn hơn cả điều hòa
-
Nước trà để qua đêm là báu vật: Đổ đi thì phí mất 6 công dụng hữu ích này!