Khổng Tử từng nói: “Có 3 phương pháp để trở nên thông thái: Một là suy ngẫm, đây là cách cao quý nhất. Hai là bắt chước, đây là cách dễ nhất. Ba là kinh nghiệm, đây là cách cay đắng nhất.”
Sức mạnh của sự suy ngẫm
Suy ngẫm khác với tư duy phản biện - thứ tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết vấn đề và mục tiêu cuối cùng.
Suy ngẫm giúp chúng ta hiểu được các niềm tin và giả thiết cơ bản, cũng như ảnh hưởng của chúng đến quyết định của mình. Suy ngẫm dẫn lối cho chúng ta trong quá trình giải quyết vấn đề và điều khiển hành vi.
Các công ty thường muốn người lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác một cách nhanh chóng và quyết đoán, đồng thời biết cân bằng lợi ích cạnh tranh.
Nhưng trong một thế giới phát triển nhanh như thế này, dường như họ không coi việc suy ngẫm là một trong những đặc điểm quan trọng đưa người lãnh đạo tới thành công. Mặc dù vậy, có rất nhiều bằng chứng chỉ ra điều đó.
Trường Đại học Y Tuft và Trường Đại học Boston đã tiến hành nghiên cứu vai trò của suy ngẫm đối với sự tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Kết quả là, những bác sĩ biết xem xét lại cách nói chuyện của họ với bệnh nhân đã đem đến trải nghiệm giao tiếp tốt hơn. Họ quan tâm đến cảm nhận thực sự của bệnh nhân hơn là nhận thức của bản thân.
Theo Trường Kinh doanh Harvard, suy ngẫm không chỉ cải thiện nhận thức và sự tập trung trong giao tiếp, mà còn giúp mọi người thêm tự tin để hiểu và hoàn thành nhiệm vụ.
Ngạc nhiên hơn, các nhà nghiên cứu đã nhận ra, việc dành thời gian suy ngẫm sau khi hoàn thành công việc còn hiệu quả hơn hẳn so với việc thực hiện công việc đó nhiều lần.
Chỉ 15 phút/ngày để thay đổi cuộc đời
Mặc dù lợi ích của sự suy ngẫm đã rất rõ ràng, tại sao không có nhiều người lãnh đạo thực hiện điều này?
Có thể do hàng loạt nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là vì thiếu thời gian và tâm huyết. Theo các nhà khoa học hành vi, hầu hết mọi người đều thích tham gia các hoạt động bên ngoài thay vì đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân một mình.
Chính vì thế, họ không có thời gian để chuyên tâm suy ngẫm. Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của thói quen này và dành thời gian để thực hiện.
Cách làm người của bậc thánh nhân
- Thành tín: Nói lời thành thật, có độ tin cậy
- Đạo hiếu: Trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu.
- Hối lỗi: Phải biết ăn năn, hối cải khi biết mình sai.
- Chí hướng: Làm người phải có mục tiêu riêng, không để những kẻ lỗ mãng làm lung lay chí hướng của mình.
- Bạn bè: Giữ tình bạn ở mức độ thân thiết phù hợp.
- Khoan dung: Là một loại cảnh giới.
Đạo đối nhân xử thế của bậc thánh nhân
- Nghe lời người khác nói thôi thì chưa đủ, cần phải quan sát hành động thực tế của họ để hiểu hơn.
- Sống linh hoạt, không tự phụ.
- Người không cùng chí hướng với ta thì không nên kết thành bạn bè.
- Dĩ hòa vi quý: Trong mọi trường hợp nên dùng sự hòa ái, ngay thẳng để xử lý tất cả các mối quan hệ.
- Cảnh giới cao nhất: Thái độ làm người trung dung, tức là giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập.
Tác giả: