Khi đeo tai nghe, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị phân tán, không tập trung tuyệt đối vào việc lái xe, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vậy luật pháp có chế tài gì trong vấn đề này?
Có nên đeo tai nghe khi đang tham gia giao thông?
Không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn mà tai nghe có thể mang lại cho chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng tai nghe trong quá trình tham gia giao thông lại có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt với các lý do như sau:
+ Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông bởi vì khi điều khiển xe, con người cần có sự tập trung cao.
+ Đeo tai nghe có thể khiến bạn dễ bị phân tâm và dễ gây ra tai nạn không đáng có.
+ Chắn bớt âm thanh khiến cho người lái xe không chú ý được mọi thứ xung quanh.
+ Không kịp nghe thấy các tín hiệu xin đường, tiếng còi xe thậm chí không nghe được hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
Như vậy, đeo tai nghe khi tham gia giao thông có thể dẫn đến những tai nạn bất ngờ và đáng tiếc vì vậy pháp luật có quy định về vấn đề này.
Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện xe máy
Theo Điểm c, Khoản 3, Điều 30 thuộc Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe môtô hai bánh, môtô ba bánh hay xe gắn máy không được sử dụng các thiết bị âm thanh, trừ những thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông. Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông trên được xem là hành vi vi phạm.
Cũng theo quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều 6 thuộc Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe môtô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự các xe môtô, xe gắn máy.
Không chỉ bị phạt tiền, người điều khiển xe mà sử dụng tai nghe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm này được quy định rõ ràng. Cụ thế, theo quy định tại Điều 74 thuộc Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển các phương tiện xe môtô, xe gắn máy thuộc về:
- Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi thuộc quản lý của địa phương mình.
- CSGT trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ họ được giao.
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Đeo tai nghe khi điều khiển xe ôtô liệu có bị phạt không?
Trên thực tế, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ôtô khi họ sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện xe ôtô không được quy định là hành vi vi phạm pháp luật và do đó người điều khiển sẽ không bị xử phạt.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ 1/8/2024: Người dân không vi phạm, CSGT có quyền dừng xe kiểm tra hành chính không?
-
Từ nay tới 31/12/2024: Người dân không đi đổi Giấy đăng ký xe có bị xử phạt từ 6-8 triệu đồng?
-
4 kiểu xe ra đường rất dễ bị CSGT "tuýt còi" thổi phạt, là những loại nào?
-
Người uống 1 chén rượu, 1 cốc bia cơ thể tỉnh táo tham gia giao thông có bị CSGT xử phạt không?
-
Đeo tai nghe khi chạy xe ngoài đường có bị CSGT phạt không?