Đi họp lớp có 4 kiểu người nhất định tham gia, 3 kiểu người dù mời thế nào cũng không đến, vì sao?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều buổi họp lớp đang dần trở thành một nơi ngấm ngầm để so sánh, khoe mẽ, chẳng có chút nhớ nhung, hoài niệm nào. Mỗi người đều có mục đích riêng khi tham gia các buổi họp lớp, người vì tình cảm, muốn gặp bạn cũ, nhưng cũng có nhiều người chỉ vì lợi ích cá nhân.

Vì những nét đẹp và sự giản dị của thời học sinh, nhiều bạn sẽ tổ chức họp lớp, mục đích ban đầu có thể là để kết nối với bạn học cũ và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đẹp tuổi học trò. Nhưng dù sao cũng đã tốt nghiệp nhiều năm, trong khoảng thời gian này rất nhiều bạn học đã không còn liên lạc, mục đích đến họp lớp của mọi người cũng trở nên khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp, mỗi người đều có quỹ đạo cuộc sống khác nhau, những điều và con người họ gặp phải hàng ngày cũng khác nhau, quan điểm, mục đích cũng không còn giống nhau. Trong các buổi họp lớp, có người luôn có mặt nhưng cũng có người gần như không tham gia. Đây là một “hiện tượng” khi mỗi lần họp lớp, có 4 kiểu bạn học dù bận rộn đến mức nào vẫn tham gia học lớp và có 3 kiểu bạn học dù được mời gọi thế nào cũng không đến.

4 kiểu bạn học nhất định tham gia

1. Chú trọng tình cảm

Tính cách mỗi người không giống nhau. Nhiều người rất trọng tình cảm, họ luôn cảm thấy họp lớp là cần thiết để gặp lại bạn cũ và ôn lại những kỷ niệm đẹp thời còn đi học. Người chú trọng tình cảm thường có xu hướng tham gia nhiệt tình các buổi họp lớp. Những buổi học lớp không chỉ giúp họ giao lưu với bạn học cũ mà còn khắc sâu tình cảm. Họ xem đây là dịp hiếm hoi để tất cả gặp lại những người bạn cùng đồng hành với mình và cùng chia sẻ về cuộc sống, công việc hiện tại và những dự định tương lai.

2. Muốn tạo mối quan hệ

Học sinh có khả năng khác nhau khi đi học, điều này cũng dẫn đến sự phát triển khác nhau sau khi đi làm. Nhiều người rất khéo léo, họ muốn tận dụng cơ hội họp lớp để mở rộng các mối quan hệ cần thiết với các bạn học cũ có nhiều thành công. Đặc biệt là trong thời đại này, một người muốn phát triển tốt trong xã hội nhất định phải xây dựng được những vòng tròn quan hệ tốt của riêng mình.

Mặt khác, nhiều người tham gia họp lớp với mục đích muốn nhờ các bạn học cũ giúp đỡ vì thời điểm này họ đang gặp khó khăn trong công việc. Hoặc có người đang làm ăn thua lỗ, khó khăn về tài chính sẽ tận dụng thời điểm này để cải thiện tình cảm, kết giao rồi vay mượn tiền từ bạn học có tài chính tốt, dư dả hơn.

3. Thích thể hiện, khoe khoang

Nhiều người rất thích khoe khoang và thể hiện bản thân. Họ lòng kiêu hãnh rất lớn, ở đâu cũng muốn thể hiện mình hơn người, dù sao cũng có dịp thể hiện quy mô lớn như họp lớp, họ nhất định sẽ không bỏ qua.

Hoặc có một số người gia cảnh khá giả, sau khi tốt nghiệp đại học đã trở nên giàu có, sung túc, tính cách lại thích khoe khoang nên họ sẽ tham gia họp lớp để khoe độ giàu của mình. Bên cạnh đó, một số bạn học khác trong thời gian đi học điểm không cao, thậm chí còn trượt đại học, nhưng họ đều nỗ lực hết mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người bạn này tham gia bữa tiệc để chứng tỏ bản thân: Giờ đây tôi đã có một cuộc sống rất tốt.

4. Cuộc sống tương đối ổn định, nhàn nhã

Nhiều người sau khi tốt nghiệp với năng lực và thành tích tốt, công việc, mức lương cũng rất ổn định, cuộc sống của họ không quá bận rộn, không nhiều áp lực, họ sẽ thường tham gia các buổi họp lớp.

3 kiểu bạn học dù mời thế nào cũng không đến

1. Địa vị xã hội cao, công việc bận rộn

Nhiều người thực sự có địa vị xã hội cao, rất giàu có, họ thường không cần kết giao trong các buổi họp lớp. Những người này không có xu hướng tùy tiện tham dự những buổi họp mặt vô ích đối với họ. Một lý do khác, có thể là do tính chất công việc vốn bận rộn quá họ không có thời gian để tham gia.


2. Người ít nói và hướng nội

Trong thời gian học tập, nhiều bạn học rất ít nói, không tiếp xúc nhiều với các bạn trong lớp. Sau khi tốt nghiệp, những người bạn này hầu như không liên quan gì đến bạn học. Với tính cách hướng nội, vốn ít nói, không chỉ họp lớp mà các buổi tụ họp quá đông người, họ cũng ngại tham gia. Vậy nên khi nhận được lời mời đi học lớp, những bạn học này cũng thẳng thắn từ chối tham gia.

3. Cuộc sống khó khăn

Trên thực tế, trong nhiều cuộc họp lớp hiện nay, có vẻ như các bạn học cũ đang kết nối với nhau, nhưng thực tế là họ đang ngấm ngầm so sánh nhau, kiểu so sánh này cũng rất phổ biến trong các cuộc họp lớp. Vì vậy có rất nhiều bạn học, bởi cuộc sống hiện tại không mấy tốt, bằng bạn bằng bè, họ trở nên tự ti, không dám đi họp lớp, sợ bị bạn học xung quanh chê cười.

Tác giả: Mộc