Điểm tới hạn dành cho con người khi Covid-19 ập đến
Breaking point, hay còn gọi là điểm tới hạn. Mỗi người, ai cũng như ai, đều sở hữu một giới hạn chịu đựng nhất định. Đó là thời điểm căng thẳng, suy sụp hoặc rơi vào một tình huống nghiêm trọng. Cuộc sống giống như trò tàu lượn mạo hiểm, lên xuống thất thường, được thử thách bởi những nhịp độ gay cấn. Lúc này, ta cần phải tự thử thách chính mình, xem bản thân liệu có vượt qua và đi được bao xa?
Dịch SARS năm 2003, hơn 15,000 người ở Toronto đã tự nguyện đi cách ly trong khoảng 10 ngày. Họ không rời khỏi nhà, không tiếp khách, không chia sẻ đồ dùng cá nhân, rửa tay thường xuyên và phải đi khẩu trang. Theo khảo sát, hầu hết họ đã trải qua một số vấn đề về mặt tâm lý tức thì và một thời gian ngắn sau đó. Bởi họ cảm thấy bị cô lập do thiếu liên lạc xã hội và tiếp xúc về mặt thể chất.
Đại dịch Covid-19 2020, dù bối cảnh xã hội và tình hình dịch bệnh có nhiều khác biệt, nhưng nếu ở nhà quá lâu, chúng ta cũng sẽ gặp phải sự căng thẳng và dẫn tới điểm tới hạn. Chúng ta không lường trước được, điều gì sẽ xảy ra với mình. Có người bị mất kiểm soát, cãi nhau với người thân, không dung hòa được những khuyết điểm của nhau, để rồi làm những hoạt động giải dột.
Có 3 giai đoạn chúng ta sẽ phải trải qua trước khi điểm tới hạn bị phá vỡ: tự nhận thức, tăng cường và không thể chịu đựng. Ở giai đoạn 3, nếu chúng ta không thể không chế được chính mình, chúng ta sẽ vượt qua giới hạn, làm những việc không thể cứu chữa được nữa.
Những cách giúp bạn vượt qua "điểm tới hạn"
1. Trò chuyện nhiều hơn với các thành viên trong gia đình: Không ra ngoài giao tiếp, làm việc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của con người. Thế nhưng, bạn đừng quên, người thân của mình là đối tượng cần được chăm sóc hơn cả. Hãy dành quãng thời gian này trò chuyện, hỏi han để quan tâm, thấu hiểu về những khó khăn của họ hơn một chút.
2. Cùng bạn bè lên kế hoạch về những chuyến đi: Hãy tự nhủ, sau khoảng thời gian khó khăn này, chúng ta sẽ cùng đi đến những miền đất lạ, phiêu lưu để mở rộng tầm mắt. Hãy cùng nhau lên kế hoạch thật kỹ lưỡng, chơi ở đâu, ăn gì, và cùng với nhau tạo ra những kỷ niệm thật đáng nhớ.
3. Phát triển bản thân: Học một điều gì đó mới mẻ (nấu ăn, ngoại ngữ, nhạc cụ...), đọc sách nhiều hơn, hoặc kiếm việc làm thêm để gia tăng thu nhập.
Tác giả: