Điều vô cùng quan trọng nhưng nhà trường hầu như không dạy học sinh

( PHUNUTODAY ) - Có những người cảm thấy tôn nghiêm của mình giống như một con đê, chỉ cần nói một tiếng “xin lỗi” con đê sẽ bị vỡ và tôn nghiêm của họ sẽ bị nhấn chìm trong nước.

 Hình thức xin lỗi hài hước trong khuôn viên trường học

Tôi vẫn luôn cảm thấy, lời xin lỗi là một liên kết quan trọng trong việc phát triển nhân cách, nếu như thiếu đi nó, con người sẽ có bao nhiêu ngu muội và tự cao tự đại. Xin lỗi vốn là một việc nên cẩn trọng, cũng là một hành động tương đối nặng nề. Mỗi lần chúng ta nói “xin lỗi”, thì phải nói một cách to rõ và chân thành, chứ không phải chậm chạp mà lơ là.

Tuy nhiên, trong khuôn viên trường học ngày nay, dẫn dắt học sinh học cách xin lỗi là một điều rất khó. Bởi vì trong tin tức, phim ảnh và sách báo quá nhiều điều tùy tiện, hư ảo. Khiến cho người khác lầm tưởng rằng, khi phạm sai lầm và xúc phạm bất cứ ai, chỉ cần phủ nhận, nói đen thành trắng là được.

Có nhiều người luôn đặt lời xin lỗi bên miệng, nói ra một cách rất nhẹ nhàng và bâng quơ, trong lòng lại không chút thành ý.

Khi bắt buộc phải xin lỗi, chỉ cần cúi đầu diễn một màn đáng thương, dùng nước mắt để làm người khác đồng tình cho qua là được.

Cuối cùng “xin lỗi” trở thành một công thức: Làm sai – nói không lại người khác – chỉ có thể nói: “Được, tôi xin lỗi” – sau đó tiếp tục làm sai.

Vì vậy, trong trường học thường diễn nhiều nhất chính là vở kịch: “xin lỗi”. Chính là hai bên sau khi cãi nhau hoặc đánh nhau, không cam tâm tình nguyện bị giáo viên gọi lên văn phòng. Sau đó càng không tình nguyện nói xin lỗi đối phương. Cuối cùng vô cùng không tình nguyện bắt tay làm hòa. Người bị hại tiếp tục bị hại, người làm tổn hại người khác, tiếp tục làm tổn hại người khác, không có gì thay đổi cả.

Học cách nói xin lỗi với học sinh

Tôi là một giáo viên thường xin lỗi học sinh. Tôi nghĩ rằng đó là bình thường khi bản thân phạm sai lầm. Bởi vì tôi là một người có quá nhiều điểm không hoàn hảo. Những người không phạm sai lầm là đáng nghi, những người phạm phải sai lầm là đáng buồn. Vào học kỳ thứ nhất, tôi đã phạm sai lầm trong việc chấm thành tích cho học sinh. Mặc dù sau đó đã giải quyết xong, nhưng nút thắt với học sinh cũng không vì vậy mà nới lỏng.

Trong tiết học cuối, tôi mang theo tâm trạng nặng nề, từng câu từng chữ, nhẹ nhàng nói rõ với bọn trẻ: “Trong chuyện này, thầy nghĩ chưa thấu đáo mới phạm phải sai lầm, vì vậy, mang lại cho các em một số ảnh hưởng tâm lý. Thầy thật lòng cảm thấy có lỗi, mong các em có thể tha thứ cho thầy”.

Sau khi nghe tôi nói xong, tôi để ý đến ánh mắt của học sinh, không khí đóng băng 30 giây. Vào lúc đó, tôi cảm thấy rằng tôi đã giao tiếp thật sự với bọn trẻ. Tôi cảm thấy được tha thứ, khoảng cách giữa chúng tôi thậm chí còn gần hơn.

Đối mặt với bản thân, băng qua những ngọn núi trong trái tim

Tôi là một người coi trọng sĩ diện như mạng và tự xem trọng bản thân mình. Nhưng kinh nghiệm thất bại trong mối quan hệ với mọi người nói cho tôi biết:

“Làm sai thì phải xin lỗi, phạm phải lỗi lầm thì phải hối cải”.

Điều này không hề phức tạp hay khó khăn như tưởng tượng, không cần tìm đường vòng để giải quyết. Cũng không cần dùng thủ đoạn hay tâm cơ. Đối mặt với nguyên nhân trực tiếp, đối mặt với nỗi sợ hãi sâu sắc và nặng nề, mới là cách hiệu quả nhất.

Những ngọn núi tưởng tượng luôn cao hơn những ngọn núi thực sự. Lời xin lỗi giống như một sự cứu rỗi thể hiện một tấm lòng khoan dung. Lời xin lỗi thực sự không phải là bàn giao quyền chủ đạo, mà là lấy lại quyền chủ đạo, giải quyết rối loạn trong lòng và rửa sạch bản thân lần nữa.

Nói lời cảm ơn hay xin lỗi đối với mỗi chúng ta rất là quan trọng, nó thể hiện ra là một người ra sao qua những lời nói. Nói và thể hiện nó đi đôi với nhau. Giống như câu “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói làm sao mà không gây khó chịu với người xung quanh. Cuộc sống này có biết bao điều khó khăn cho nên chúng ta cần phải biết dùng lòng yêu thương, bao dung để sẻ chia.

Tác giả:

Tin nên đọc