Trả lời:
Khoản 15, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT quy định sửa đổi, bổ sung Điều 22 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 về mức hưởng BHYT như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
Như vậy, không phải trường hợp nào đã tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên đều được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Để được chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT, người tham gia BHYT phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
Thứ nhất, có thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục trở lên tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm khám, chữa bệnh.
Thứ hai có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến
Tác giả: Dương Ngọc
-
Những trường hợp bị chấm dứt hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025
-
Những thay đổi quan trọng liên quan đến tuổi nghỉ hưu, lương hưu từ năm 2025
-
Tính lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi theo công thức nào?
-
Người không có lương hưu về già được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội không?
-
Từ 01/07/2025, nghỉ hưu trước tuổi, giảm tỷ lệ lương hưu bao nhiêu?