Động vào lăng mộ của các Pharaông thì khó lòng bảo toàn tính mạng?

( PHUNUTODAY ) - Có hay không sự trừng phạt của một đấng tối cao lên những kẻ xâm phạm thánh địa?

Vào năm 23 tuổi, Huân tước Lord Carnarvon người Anh được quyền thừa kế một khối gia sản khổng lồ và đã quyết định dùng gia sản ấy vào việc tìm kiếm thăm dò các di tích cổ Ai Cập mà ông vẫn luôn hiếu kì. Huân tước đã rời nước Anh đến sống luôn ở Ai Cập, cùng một số chiến hữu khác trong dự án này bắt đầu công cuộc đào bới.

Lời nguyền bí ẩn trong lăng mộ các Pharaong

Vào năm 1905, ông đã chính thức ký với nhà đương cục Ai Cập một văn bản tình nguyện bỏ kinh phí vào công tác khảo cổ, sẽ hiến toàn bộ các hiện vật tìm được vào Viện bảo tàng Ai Cập, đổi lấy quyền được tự do đào bới sa mạc Mimphis vì những mục đích khoa học.

 Mặt nạ bằng vàng của Tutankhamun,Bảo tàng Ai Cập tại Cairo

Hì hục suốt 17 năm trời đào bới và tìm kiếm không có kết quả, tiêu tán gần như toàn bộ gia sản được thừa kế, vào năm 1922, ông trở về Anh quốc, chuyển giao lại toàn bộ công việc cho người bạn thân thiết nhất của ông là Howard Carter (1874 -1939), một nhà khảo cổ có tiếng thời bấy giờ.

Vào một ngày nọ, trong khi đang đào bới gần nơi có lăng mộ cổ đã bị bọn trộm động vào, Howard vô tinh tìm thấy một đường hầm dẫn xuống sâu dưới lòng đất. Ông đã quyết định cho thợ đào ra, quả nhiên trong đó là một hầm mộ bí mật. Nhận được tin điện báo khẩn, ngay ngày hôm sau, Huân tước Carnarvon cấp tốc rời khỏi nước Anh để quay lại Ai Cập.

Không ai ngờ được rằng lại còn tồn tại một kho báu lớn đến như vậy sau khi bị bọn trộm sờ gáy! “Một hầm mộ gần như còn nguyên vẹn: Đủ mọi đồ vật, hòm xiểng, đèn, bình, lọ, chế tác hết sức tinh xảo bằng châu ngọc, và đều mang dấu ấn hoàng đế Tutankhamun”.

 Quan tài mạ vàng của một pharaoh

Tutankhamun là một pharaon Ai Cập thuộc triều đại thứ 18 (trị vì vào khoảng năm 1332-1323 TCN theo bảng niên đại quy ước), trong giai đoạn Tân vương quốc của Lịch sử Ai Cập.

Ông là thường hay được gọi theo cách thông tục là Vua Tut. Tên gọi ban đầu của ông, Tutankhaten, có nghĩa là "Hiện thân sống của Aten", trong khi Tutankhamun có nghĩa là "Hiện thân sống của Amun". Theo cách viết bằng chữ tượng hình, tên của Tutankhamun đã thường được viết là Amen-tut-ankh, vì nó tuân theo một quy ước đó là tên của vị thần được đặt ở đầu của một cụm từ để thể hiện sự tôn kính. Ông có thể cũng là Nibhurrereya trong các bức thư Amarna, và nhiều khả năng chính là vị vua Rathotis của triều đại thứ 18, vốn được Manetho, một nhà sử học cổ đại, ghi chép lại là đã trị vì trong chín năm- một con số tương tự cũng được quy chiếu với phiên bản tóm tắt của Flavius Josephus.

Sự kiện Howard Carter cùng George Herbert, huân tước thứ năm của Carnarvon phát hiện ra lăng mộ gần như còn nguyên vẹn của Tutankhamun vào năm 1922 đã tạo nên một cơn chấn động trên toàn thế giới. Nó đã khơi dậy lại sự quan tâm của công chúng đối với Ai Cập cổ đại, và mặt nạ mai táng của Tutankhamun, ngày nay nằm tại bảo tàng Cairo, đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng. Triển lãm các hiện vật từ ngôi mộ của ông đã diễn ra khắp nơi trên thế giới. Vào tháng 2 năm 2010, kết quả xét nghiệm ADN khẳng định rằng ông là con trai của Akhenaten (xác ướp KV55) với một người em gái và cũng là vợ của Akhenaten (xác ướp KV35YL), hiện vẫn chưa xác định được danh tính và được biết với tên gọi "Quý Bà trẻ", xác ướp của bà được tìm thấy trong ngôi mộ KV35.

Tiếp theo sau đó, ba tuần kế tiếp, nhóm nghiên cứu lại tìm ra hầm mộ số II cách đó khoảng 10m, hầm mộ này được đá hoa cương, vàng, ngà voi chế tác thành. Trong tháng 2 năm sau, họ lại vô tình phát hiện ra hầm mộ thứ III, đó là một cung điện xa hoa và nguy nga bằng gỗ quí dát vàng khảm ngọc bích, có cả quan tài hoàng đế.

Toàn công trường bỗng chốc nín lặng trước kỳ quan hùng vĩ như thế rồi trong phút chốc họ vội vã rút lên mặt đất.

Bước ra khỏi căn hầm bí ẩn ấy, bỗng dưng Huân tước Lord Carnarvon vuốt má như thể ông vừa bị một thứ côn trùng gì đó từ trong ngôi mộ bay ra đốt, nhưng trong niềm vui như trẩy hội này, không ai lưu ý đến sự việc cỏn con đó.

Trong rất nhiều hiện vật quý giá tìm kiếm được, người ta đặc biệt chú ý hơn cả đến chiếc quan tài vua Pharaong. Bên trong chiếc quan tài được quấn nhiều lớp vải bọc để giữ gìn thi thể nhà vua.

Lớp áo cuối cùng được dệt bằng thứ vải kim tuyến cực kỳ tinh xảo, đến nay đã trải hơn ba ngàn năm mà sợi vàng vẫn còn lóng lánh rực rỡ như còn mới.

Ấn chương và các dòng chữ đã cho biết chủ nhân chính của ngôi mộ này chính là: “Pharaon 18 tuổi Tulankhamun, chết cách đây 35 thế kỷ”.

“Từ khi phát hiện ra ngôi mộ cổ, người Carnarvon như rộc hẳn đi, vết cắn của con côn trùng hôm nào ngày càng sưng tấy, đau nhức không chịu nổi, nhiều ngày không ngủ được, các thầy thuốc chữa mãi không chuyển.

Ngày 4/6, tức 45 hôm sau khi khai quật, Lord Carnarvon qua đời”. 

Howard và các đồng đội tiếp tục tiến hành các bước nghiên cứu còn lại. Ông phát hiện ra chiếc quan tài rất lớn còn chứa bên trong ba cái quách nhỏ khác nữa, khảm ngọc ngà lấp lánh, cái trong cùng thì còn được bọc sợi kim tuyến, thì ra đó chính là xác ướp của Pharaon Tutankhamun, xem xét kĩ thì thấy dung mạo ngài vẫn tươi tắn như đang ngủ.

Thật là kì lạ, trên gương mặt vị hoàng đế này cũng có một vết hệt như vết con côn trùng nọ đã đốt Huân tước Lord Carnarvon. Đó là sự việc ngẫu nhiên hay tất nhiên? Thì không ai giải thích nổi.

Đúng lúc Lord Carnarvon trút hơi thở cuối cùng thì cả Cairo (thủ đô của Ai Cập) xảy ra vụ kỳ lạ xưa nay chưa hề có. Tất cả điện tại thủ đô tắt hết, nhấn chìm toàn thành phố trong bóng đêm mịt mù. Người ta điều tra tìm nguyên nhân mà không biết tại sao.

 Dù bất kể là ai, những kẻ quấy rầy giấc ngủ của pharaoh đều nhận cái chết đau đớn

Cùng thời gian đó tại London, con chó mà Lord Carnarvon thương mến tự nhiên hú lên rồi quay vòng ít cái và tắt thở.

Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace trong nhóm nghiên cứu cũng qua đời vì hôn mê sâu không rõ nguyên nhân.

George Gould - bạn của Lord Carnavon nhìn vào ngôi mộ và ngay hôm sau, ông lên cơn sốt cao rồi qua đời. Bác sĩ của George Gould cũng chết không lâu sau đó.

Daoglat - chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp pharaoh, không lâu sau đó, ông ta suy nhược và qua đời.

Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Hiển nhiên, ông ta là người kế tiếp. Vài hôm sau đó, ông ta đã treo cổ tự tử.

Chỉ trong vòng 2 năm, sau khi ngôi mộ được khai quật, đã có 22 người chết không rõ nguyên nhân.

Những cái chết này như một sự báo hiệu về lời nguyền trừng phạt đáng sợ của vị vua Ai Cập cổ.

Dù nhiều nhà khoa học cho rằng, chuỗi cái chết theo sau sự kiện mở hầm mộ Vua Tut là do những người tham gia đã nhiễm một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ gây nên.

Tuy nhiên, những bí ẩn của một nền văn minh cổ đại vẫn nguyên vẹn là một điều khiến chúng ta chưa thể giải mã được hết.

Vua Tutankhamun thực tế có khuôn mặt với hàm răng hô và chân bị khèo

Nhờ vào công nghệ khám nghiệm tử thi ảo khi dùng hơn 2.000 tấm ảnh chụp cắt lớp kết hợp phân tích gene di truyền, vua Tutankhamun thực tế có khuôn mặt với hàm răng hô và chân bị khèo.

 Hình ảnh chân của vua Tutankhamun là một hệ quả của hôn nhân cận huyết.

Các nhà khoa học cũng tin rằng, vị vua này chết do thể trạng yếu và mang nhiều bệnh tật, hậu quả từ việc cha mẹ đẻ của ông là anh em ruột.

Thời đó, người Ai Cập cổ đại thường không phản đối các quan hệ như thế và họ cũng không biết hoạt động hôn nhân cận huyết sẽ gây hại rất lớn cho những đứa trẻ ra đời từ mối quan hệ này.

Các phát hiện mới này đã vừa được công bố trong bộ phim tài liệu "Tutankhamun: Sự thật được làm sáng tỏ" phát trên kênh truyền hình BBC One của Anh.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang