Khi đang mắc bệnh
Những người đang trong thời gian điều trị bệnh, cơ thể đang yếu không nên quan hệ tình dục (QHTD). Khi bị bệnh, chức năng điều tiết sinh lý của cơ thể không còn trong trạng thái bình thường, đặc biệt với các trường hợp: người bệnh tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định, khi thấy huyết áp có xu hướng tăng, thì không nên QHTD, tránh “yêu” khi có triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Người bị tăng huyết áp, tốt nhất nên giao hợp vào tầm 4 giờ sáng, vì huyết áp thời điểm này tương đối ổn định. Với người mắc bệnh suy tim, sung huyết chưa được điều trị, người bị bệnh hẹp van 2 lá: nếu có triệu chứng khó thở không nên QHTD vì có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim...
Các trường hợp này QHTD dễ bị đột tử. Với người bị bệnh tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành khi QHTD sẽ tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây tăng huyết áp, co thắt mạch máu, nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não...
Chênh lệch nhiều tuổi
Nếu sự khác biệt về tuổi tác giữa nam và nữ quá lớn, sự chênh lệch thể lực sẽ gây ảnh hưởng đến người có độ tuổi lớn hơn. Sức khỏe yếu + vận động quá sức sẽ dễ bị tăng nhịp tim, dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích, tăng huyết áp và co mạch có thể dẫn đến vỡ mạch máu và thậm chí tử vong đột ngột.
Tác động của thuốc
Để có thể cải thiện “phong độ” trên giường, một số người đàn ông thường sử dụng một số loại thuốc kích thích. Nhưng khi cơ địa yếu hoặc lạm dụng, họ có thể bị chịu cường độ quá mạnh khi quan hệ, nhiều khả năng dẫn đến cái chết đột ngột.
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi
Quan hệ khi căng thẳng, mệt mỏi khiến phụ nữ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là gây hụt hẫng, khó đạt đỉnh, hoặc bị ức chế. Miễn cưỡng có thể khiến cuộc sống tình dục bất hòa, hình thành tâm lý “ác cảm” với chuyện đó ở đối phương. Nếu lặp lại nhiều lần, có thể dẫn tới tình trạng lãnh cảm ở phụ nữ, trong khi đó, ở đàn ông có thể gây xuất tinh sớm, rối loạn dương, ảnh hưởng tới khoái cảm tình dục.
Khi đang đói hoặc vừa ăn no
Khi vừa ăn quá no, đường ruột và dạ dày căng cứng, nếu QHTD sẽ khiến cho đường ruột, dạ dày sung huyết, lượng máu cung cấp cho não bộ và các bộ phận khác không đủ. Ngược lại, khi đói, thể lực của con người bị suy sụp, tinh lực không dồi dào, vì vậy QHTD sẽ không được như ý muốn và càng mệt hơn.
Khi đang “đèn đỏ” và sau nạo phá thai
Không nên QHTD trong kỳ kinh nguyệt, bởi vì trong thời điểm này cổ tử cung mở, khả năng miễn dịch giảm, dễ gây sung huyết dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh và các bệnh phụ khoa khác.
Việc nạo phá thai có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe phụ nữ. Nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến sẩy thai liên tiếp ở những lần mang thai sau, vô sinh. Do vậy, để an toàn cho sức khỏe, sau khi hút thai phải hết ra máu và dịch mới nên QHTD (khoảng 2 tuần).
Trường hợp nạo thai to thì thời gian kiêng phải 6 tuần. Nếu cơ quan sinh dục có biểu hiện ngứa, tiết dịch có mùi hôi, màu xanh, vàng hoặc nâu bất thường, kèm theo đau bụng dưới hoặc sốt cao thì cần đi khám để điều trị kịp thời.
Tác giả: