Đừng nghĩ vợ chỉ chịu mỗi cơn đau đẻ, vẫn còn 5 điều kinh khủng hơn khi mang thai, yêu vợ thì phải hiểu

( PHUNUTODAY ) - Ngoài việc trải qua cảm xúc đau đớn đáng sợ khi chuyển dạ, chị em cũng có thể sẽ phải gánh chịu thêm những cơn đau kinh khủng sau đây, hãy cố gắng chuẩn bị tâm lý thật kỹ và tìm hiểu những phương pháp để kìm hãm tối đa sự khó chịu đến từ những cơn đau này nhé.

Đau lưng

Đây là cơn đau quen thuộc mà đa số mẹ bầu nào cũng phải chịu đựng khi mang thai. Càng về giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi càng lớn thì càng dễ chèn ép gây ra những khó chịu, áp lực lên vùng lưng của mẹ bầu dẫn đến những cơn đau nhức mệt mỏi. Để hạn chế đau lưng, các chuyên gia khuyên chị em tránh vận động mạnh, vận động quá sức không những khiến tình trạng đau lưng trầm trọng hơn mà còn không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, các bà bầu cũng không nên suốt ngày chỉ ngồi ù lỳ một chỗ, hãy tham gia những lớp học yoga để cải thiện đau nhức, giúp dẻo dai các khớp xương và điều hòa nhịp thở dễ dàng hơn.

Đau răng

Các hormone tăng nhanh chóng khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu dễ bị đau răng, viêm lợi, chảy máu khi đánh răng hơn bình thường. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng giảm bớt sau khi sinh con và mẹ thực hiện chăm sóc răng miệng kỹ càng hơn, súc miệng nước muối, chườm lạnh giảm đau. Nếu cơn đau răng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của mẹ như không thể ăn uống, mất ngủ,… thì hãy đến bác sĩ khám để được kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp với phụ nữ mang thai.

Đau do chuột rút

Cũng giống như đau lưng, chuột rút là vấn đề khiến rất nhiều bà bầu ám ảnh. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, chuột rút sẽ càng xuất hiện nhiều hơn và gây ra những cơn đau đớn rất khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến chuột rút có thể do tình trạng thiếu hụt canxi hoặc mất nước, bên cạnh đó, phần bụng ngày càng lớn hơn tạo áp lực nặng nề cho chân cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị chuột rút. Chị em sẽ dễ bị chuột rút nhất vào ban đêm, gác phần chân lên cao một chút trước lúc ngủ sẽ giúp mẹ hạn chế bị những cơn đau đớn này hành hạ, khi phát hiện mình bị chuột rút, nhờ chồng xoa bóp là một cách hay để cảm thấy dễ chịu ngay tức khắc.

Ngực

Đây cũng là bộ phận sưng to và trở nên nhạy cảm hơn sau khi mẹ có thai. Triệu chứng sưng đau có thể xuất hiện sớm nhất vào khoảng 1-2 tuần sau khi thụ thai, sau đó từ tuần thứ 6 đến thứ 8, bầu ngực mẹ có thể sẽ sưng hơn và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Thường thì ngực sẽ tăng lên một kích thước nhất định để tiết sữa và sẽ co lại sau khi mẹ dừng cho con bú.

Mũi

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu nhận thấy cánh mũi của mình nở to bất thường và đỏ như trái cà chua ngự trị trên khuôn mặt. Hiện tượng này là do các mạch máu mũi phình ra, làm tăng áp lực, nguyên nhân khiến chúng dễ bị vỡ. Nếu mạch máu vỡ, mẹ cũng không cần lo lắng, hãy dùng đá lạnh đắp lên mũi và lưu ý luôn giữ ẩm cho mũi.

Những gợi ý giúp mẹ bầu giảm, tránh phù nề

Để giúp hạn chế tình trạng phù nề, sưng to và gây cảm giác nặng nề, mệt mỏi, mẹ bầu có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

- Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất: Một chế ăn uống đảm bảo vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, vừa giúp hạn chế hiện tượng phù nề.

+ Chất đạm: Tăng cường bổ sung đạm bằng các thực phẩm thịt nạc, thịt gia cầm, đậu, trứng…

+ Rau xanh: Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, các loại hạt để cung cấp kali cho bà bầu như khoai lang, cà chua, chuối, sữa chua, rau chân vịt, nước cam, dưa hấu…

+ Ăn nhạt: Muối chính là tác nhân khiến phù nề nặng hơn bởi muối tăng lưu giữ chất lỏng, tích nước trong cơ thể người mẹ. Hãy ăn nhạt và giảm lượng muối trong bữa ăn.

+ Uống đủ nước: Khi mang bầu, việc uống đủ nước sẽ giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu hoạt động trơn tru hơn đồng thời phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù cho người mẹ.

- Nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe: Việc nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạt điều độ sẽ giúp giảm sưng phù, tránh mệt mỏi cho mẹ bầu. Mẹ có thể:

+ Mát-xa: Xoa bóp, mát-xa nhẹ nhàng cũng hữu ích trong việc giảm sưng phù, tăng lưu thông máu và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Xoa bóp nhẹ nhàng với dầu ô liu còn có thể giúp ích trong việc giảm đau. Nén lạnh cũng hiệu quả trong việc giảm đau.

+ Không dùng hương liệu: Dầu thơm và các loại hóa chất mát-xa không an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu tránh các loại tinh dầu thơm. Tuy nhiên dầu hoa oải hương, dầu hoa cúc và dầu bách thảo rất tốt trong việc giảm sưng và cảm giác khó chịu.

- Mặc đồ thoải mái: Khi bị phù nề, cơ thể người mẹ sẽ phình to hơn bình thường. Vì vậy cần chọn mặc những loại quần áo rộng rãi, thoải mái, chất vải thoáng mát. Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.

Tác giả:

Tin nên đọc