Xuất thân có làm bạn giàu không?
F. Scott Fitzgerald từng nói: “Tôi sẽ nói cho bạn biết về những người siêu giàu. Họ khác với tôi và bạn.” Tuy vậy, ngay giữa những người giàu với nhau đã có sự khác biệt lớn.
Kết quả này đập tan định kiến cho rằng người giàu thường có xuất thân khá giả, học giỏi ở trường và nhanh chóng kiếm được công việc ưng ý.
Theo Zitelmann, thật sai lầm khi đánh đồng tất cả những người giàu có với nhau. Phần lớn họ đều kiếm tiền nhờ kinh doanh chứ không phải nhờ đi làm.
Trường học cũng không phải là nhân tố quyết định đến sự giàu có. “Những người học giỏi ở trường không phải lúc nào cũng trở thành triệu phú hay tỷ phú.
Bằng cấp không phải là yếu tố quyết định đến sự giàu có của bạn,” Zitelmann cho biết.
Trong số những người giàu nhất nước Đức được Zitelmann phỏng vấn, không có ai trong số họ đến từ gia đình khá giả hay nghèo khổ. “Phần lớn họ đến từ tầng lớp trung lưu.”
Điểm chung của người giàu là gì?
Nếu xuất thân không phải là điểm chung của giới siêu giàu, vậy tính cách của họ thì sao? Thông qua nghiên cứu, Zitelmann đã tìm ra vài điểm chung khiến cho những con người này lại giàu “nứt đố đổ vách” đến vậy.
Đặc điểm nổi trội nhất của giới giàu có, đó là họ có tinh thần cực kỳ lạc quan. Một triệu phú được hỏi cho biết, lạc quan nghĩa là “nhờ vào năng lực và các mạng lưới quan hệ đã tạo dựng, bạn luôn tìm ra giải pháp mình cần”.
Nhờ sự tự tin này, giới siêu giàu thường đưa ra các quyết định dựa trên bản năng.
Mặc dù người Đức thường bị cho là quá lý trí, nhưng có đến một nửa số người được Zitelmann phỏng vấn cho biết họ thường quyết định chủ yếu theo bản năng.
Chỉ có ⅓ nói rằng việc phân tích đóng vai trò chính trong việc đưa ra quyết định.
Nếu điều này đi ngược lại bản chất của xã hội Đức, liệu giới nhà giàu này có quan tâm không? Hầu hết họ đều đồng tình với Zitelmann: “Tôi thấy mình giống kiểu người tự mở ra lối đi riêng cho bản thân hơn.”
Dường như, “bơi ngược dòng” cũng là một phẩm chất được nhiều người giàu có chia sẻ.
Vậy đâu mới là điều khiến người ta giàu có như vậy?
Khi nghiên cứu, Zitelmann đã khẳng định, “những đặc điểm được đề cập tới trong cuốn sách không phải là công thức để thành công”. Tuy nhiên, các cuốn self-help thường lấy luôn những kết quả này.
Họ có thể viết rằng: “Xuất thân không quan trọng” hay “Hãy lạc quan, tin tưởng chính mình, và đừng sợ bơi ngược dòng…”
Thậm chí, có người sẽ gợi ý rằng nên đặt một góc tài lộc ở trong nhà để có cầu thần tài mỗi ngày.
Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin có tính chất tham khảo. Ngoài ra, Zitelmann cũng cảnh báo: “Dù có giống nhau về tính cách và hành vi (lạc quan, chịu đựng được khó khăn, tin tưởng vào bản thân), bạn vẫn có nguy cơ thất bại."
Thói quen của người giàu
Xây dựng các mối quan hệ
Corley cho rằng quan hệ chính là "tiền tệ của người giàu". Tôi lên danh sách những người có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của mình và thường xuyên liên lạc với họ. Tôi gọi cho họ để nói "Xin chào" và lắng nghe những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ.
Kết quả: Tôi có thể theo dõi từng bước thành công trong kinh doanh của mình thông qua những mối quan hệ mà tôi đã thiết lập những năm qua. Tôi thuê được trợ lý đầu tiên nhờ sự giới thiệu của một người bạn mà tôi vô tình gặp ở hội thảo. Và gần như tất cả những vị khách trong chương trình podcast của tôi đều do những vị khách cũ giới thiệu.
Đọc nhiều sách
Theo triệu phú tự thân Grant Cardone, những CEO thành công nhất thế giới đọc trung bình khoảng 6 cuốn sách mỗi năm, trong khi những công nhân Mỹ bình thường với thu nhập thấp hơn 319 lần, chỉ đọc khoảng 1 cuốn mỗi năm. Sau khi thiết lập mục tiêu đọc 2 cuốn sách 1 tháng, tôi đã thực hành các bí quyết khác của Corley để kiếm tiền: Không xem tivi và nghe sách trực tuyến trên xe.
Kết quả: Kể từ khi bắt đầu nguyên tắc 2 cuốn sách 1 tháng – đa số là những cuốn sách tập trung vào phát triển cá nhân, lãnh đạo và sức khỏe – tôi đã nhận thấy khả năng và sự sẵn sàng thay đổi tích cực trong cuộc sống lẫn sự nghiệp của mình. Và khi thực hành một số chiến lược marketing từ các cuốn sách, tôi đã tăng thu nhập và phát triển công việc kinh doanh tốt hơn.
Tự khẳng định bản thân
Corley nói rằng chìa khóa dẫn đến thành công chính là tự khẳng định bản thân. Bạn hãy chọn cho mình một câu thần chú gắn liền với giấc mơ và mục tiêu cụ thể của mình. Chẳng hạn, nếu bạn muốn kiếm thu nhập 6 con số, đừng nói rằng "Tôi sẽ kiếm được 100.000 USD mỗi năm". Thay vào đó, hãy nói rằng "Tôi sẽ làm việc thêm 10 giờ mỗi tuần để kiếm 100.000 USD vào năm tới".
Kết quả: Khi là doanh nhân, bạn sẽ rất dễ rơi vào bẫy nghi ngờ chính mình. Nhưng khi tôi bắt đầu tái lập trình suy nghĩ bằng cách tự khẳng định bản thân, cái nhìn của tôi cũng đã thay đổi. Tôi tự tin rằng mình có thể đưa ra những quyết định thông minh và thực hiện những bước đi cần thiết để tiếp tục phát triển.
Tác giả: