Lý do chia tay giày cao gót?
Đồng ý với ý kiến môi trường làm việc luôn phải có sự đồng bộ, nhưng với một số người, việc đi giày cao gót trong suốt 8 tiếng làm việc và phải di chuyển liên tục… chẳng khác nào cực hình! Và điều này đã làm cho người phụ nữ không thoải mái.
Sử dụng giày cao gót quá cao và thường xuyên trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh lý về xương bàn chân, cột sống…. Nó tác động trực tiếp đến các dây thần kinh tại khu vực bàn chân rất nhạy cảm.
Hầu hết, lý do của nhiều người khi chia tay với cao gót, chính là để yêu sức khoẻ, yêu bản thân mình hơn mà chẳng cần đến bất cứ “vũ khí gót nhọn” nào.
Xu hướng chuyển giao từ dầy cao gót sang giày thể thao
Xu hướng giày dép của phái đẹp đang có bước chuyển mình từ những đôi cao gót kiêu kỳ sang các mẫu giày thể thao tiện dụng.
Ngày càng nhiều cô gái lựa chọn phong cách thể thao cùng những trang phục thoải mái, và doanh số bán giày cao gót đang chịu tác động của xu hướng này.
Diễn đàn thanh lý hàng hóa ThredUp gần đây đã công bố dữ liệu cho thấy trong 3 tháng vừa qua, những động thái “loại bỏ gót giày” đã tăng 38%, trong khi doanh số giày thể thao đã tăng 46%. Erin Wallace, giám đốc thương hiệu tại ThredUp chia sẻ trong một bài đăng trên blog của mình: “Dữ liệu của chúng tôi chứng minh rằng athleisure chắc chắn là một xu hướng phổ biến khi ngày càng nhiều nữ giới tìm kiếm những mẫu giày đơn giản, thoải mái”.
Theo Dịch vụ theo dõi bán lẻ của Tập đoàn NPD, doanh số giày cao gót đã giảm 11% tại Mỹ vào năm 2017, trong khi doanh số giày thể thao nữ đã tăng 37%.
Có nhiều lý do lý giải cho việc giày thể thao đang trở thành một biểu tượng mới, một món hàng được săn đón bởi các tín đồ thời trang. Những đôi giày thể thao hiện nay không chỉ xuất hiện trong các công ty cung cấp sản phẩm thể thao như Nike hay Adidas, mà chúng còn góp mặt trong các thiết kế của thương hiệu cao cấp như Balenciaga hay Louis Vuitton.
Không chỉ với những người tiêu dùng thông thường, không thiếu những ngôi sao cũng đang ngày càng mệt mỏi với việc phải mang những đôi giày cao gót không thoải mái.
Serena William tự hào thừa nhận rằng cô đã mang một đôi giày thể thao đến tham dự bữa tiệc rượu sau lễ cưới hoàng gia. Cô đã đăng tải clip quay cảnh mình mang đôi giày thể thao trên Instagram với chú thích: “Sự thực ít được biết tới: Tôi thường đi giày thể thao với đầm dạ hội của mình”.
Nữ giới cũng đã bỏ những đôi cao gót như một hành động phản kháng những điều bất công với mình. Tiêu biểu tại Liên hoan phim Cannes vào tháng 5 vừa qua, Kristen Stewart đã cởi bỏ đôi giày gót nhọn của mình ngay trên thảm đỏ để phản đối quy tắc yêu cầu phụ nữ phải mang giày cao gót khi tham dự sự kiện này.
Một số người suy đoán rằng sự sụt giảm doanh số bán hàng của giày cao gót cũng có thể liên quan đến phong trào #MeToo và các báo cáo liên quan đến vấn nạn quấy rối tình dục. Chiến dịch #MeToo đã gợi lên một làn sóng đứng lên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng khiến nhiều người quan tâm đến ý muốn của bản thân mình hơn. Những người phụ nữ hiện nay lựa chọn phong cách ăn mặc và trang phục cho chính mình chứ không chỉ là để trở nên quyến rũ và xinh đẹp trong mắt mọi người, đặc biệt là những người khác phái.
Ý kiến khác cũng cho rằng, những đôi giày có phần đế bằng, tiêu biểu là giày thể thao sẽ cho nữ giới khả năng thoát khỏi những tình huống nguy hiểm. Business Insider nhận định giày cao gót thường đem đến nhiều sự bất tiện khi bước đi hơn những đôi giày đế bằng, làm cho các cô gái gặp nhiều khó khăn để thoát thân trong những tình huống bất trắc.
Giáo sư Tâm lý học thuộc Đại học Northwestern chia sẻ sự đồng tình với ý kiến này trên tờ New York Times vào tháng 12. Bà cho rằng hiện nay có rất nhiều trường hợp không may cần đến sự tiện dụng của những đôi giày thể thao, và chỉ tốn vài phút trên mạng internet để có thể chứng kiến những điều đó.
Tác giả: