"Virus trục lợi"
Virus corona bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019 ở Trung Quốc. Chỉ trong gần 2 tháng, dịch bệnh đã lan ra tới hơn 20 quốc gia, hơn 43 nghìn trường hợp nhiễm virus được ghi nhận. Số người tử vong do virus corona đã vượt qua con số do dịch SARS gây ra vào thời điểm 2003. Cho đến nay, virus corona chưa cho thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu.
Để tránh dịch bệnh lan rộng, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, tranh tụ tập đông người hay đến những nơi công cộng...
Chỉ trong vòng vài ngày, khẩu trang và nhiều sản phẩm y tế khác trở thành mặt hàng "quý hơn vàng". Nhiều kẻ đầu cơ nhận thấy cơ hội làm ăn bất chính, tích trữ khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn... để bán với giá "trên trời", đắt gấp 8-10 lần giá thông thường. Rất nhiều hiệu thuốc đã bị lực lượng chức năng xử phạt trong giai đoạn này vì hành vi tăng giá sản phẩm bất hợp lý.
Thậm chí có kẻ còn lợi dụng tâm lý hoang mang lo lắng của người tiêu dùng để bày ra các chiêu trò lừa đảo trắng trợn như bán lá cây, khẩu trang đã dùng rồi cho khách.
Để phòng chống "virus trục lợi", mỗi người dân phải trở thành người tiêu dùng thông thái, nói không với các sản phẩm bị thổi giá, sản phẩm trôi nổi; mua hàng tại các địa chỉ uy tín và báo ngay cho cơ quan chức năng những hành vi sai phạm trong kinh doanh để kịp thời xử lý, ngăn chặn.
"Virus tin giả"
Ngay từ khi virus corona xuất hiện, một lại virus khác mang tên "tin giả" cũng bắt đầu lan truyền trên mạng. Hàng chục, hàng trămg bài viết với nội dung như Đã có hàng chục trường hợp nhiễm bệnh ở thành phố X", "Sản phẩm Y diệt được Corona, và tôi đang có bán với mức giá hời"… được đăng tải, chia sẻ tràn lan trên Facebook.
Nhưng tin này nhanh chóng được cộng đồng chia sẻ và lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Đây đều là những thông tin sai sự thật về dịch bệnh và có tác động tiêu cực đến cộng đồng, làm người dân hoang mang. Đồng thời, chúng còn làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng chống dịch khi thật - giả lẫn lộn.
Những đối tượng tung tin giả tự bịa đặt thông tin, cắt ghép ảnh, video, bóp méo sự thật về dịch bệnh. Những nội dung này sau đó được chia sẻ trên các hội nhóm và nhận được sự tương tác chia sẻ lớn từ công đồng. Dù thiếu kiểm chứng nhưng chúng vẫn khiến nhiều người "tin sái cổ". Thậm chi ngay cả người nổi tiếng cũng không thoát khỏi "cái bẫy" tin giả.
Không a dua, chía sẻ hoặc làm theo những bài thuốc lạ, thông tin không chưa được xác minh về dịch bệnh.
Báo cho cơ quan chức năng, đơn vị cơ thẩm quyền về những trường hợp đăng tin giải mạo để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Dịch bệnh tuy đnag có diễn biến phức tạp nhưng người dân cũng không nên quá hoang mang, sợ hãi. Bệnh nguy hiểm nhưng không đến mức vô phương cứu chữa. Càng nhiều thông tin nhiễu loạn, lẫn lộn thật - giả càng làm cho tình hình ngày càng phức tạp. Bởi vậy, mỗi người dân cần tìm đọc những nguồn thông tin chính thống về dịch bệnh corona từ các cơ quan chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố hoặc Tổ chức Y tế Thế giới.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh như giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, ăn chín uống sôi, hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt... Phòng chống vẫn luôn là điều nên làm và quan trọng trong việc hạn chế dịch bệnh lây lan rộng, gây hại tới nhiều người.
Tác giả: