Gợi ý các cách chọn kem chống nắng bảo vệ da an toàn

( PHUNUTODAY ) - Hãy tham khảo những bí quyết đọc nhãn sản phẩm dưới đây để chọn kem chống nắng tốt nhất cho bản thân.

Trong mùa nóng, kem chống nắng là mỹ phẩm không thể thiếu trong túi. Tuy vậy, thị trường nhan nhản các thể loại kem chống nắng. Loại nào tốt? Loại nào hợp với da mình? Thật khó nói nếu không hiểu cặn kẽ thành phần kem chống nắng. Hãy cùng Harper’s Bazaar tìm hiểu cách giải mã thành phần kem chống nắng qua nhãn sản phẩm; cũng như cách chọn kem chống nắng tốt nhất, phù hợp với bản thân.

1. Kiểm tra chỉ số SPF của kem chống nắng

Để kem chống nắng có tác dụng lâu dài, bạn phải bôi nó liên tục trong ngày – chỉ sử dụng mỗi buổi sáng là chưa đủ. Vậy bạn nên chờ bao lâu trước khi bôi kem chống nắng lại? Đây là lúc bạn phải đọc chỉ số SPF.

SPF – tức Sun Protection Factor – giải thích thời gian bạn có thể “tung tăng” dưới nắng trước khi phải tái sử dụng kem chống nắng. Chỉ số SPF càng cao thì bạn lại càng có thể chờ lâu. SPF dao động từ 15 đến 100. Tuy vậy, con số càng cao không có nghĩa là nó càng có tác dụng chống nắng tốt.

Các bác sỹ da liễu khuyên dùng sản phẩm có chỉ số SPF khoảng 50. Tại sao không dùng cao hơn? “Sản phẩm có mức độ SPF cao thường có độ dày hơn, để lại vệt trắng trên da sau khi sử dụng. Điều này tạo cảm giác “an toàn” giả cho người sử dụng. Khi dùng sản phẩm có chỉ số SPF cao, nhiều người ỷ y không tái sử dụng trong thời gian cần thiết; dẫn đến việc da bị cháy nắng”.

2. Sản phẩm phải chống cả tia UVA lẫn UVB

Trong ánh nắng mặt trời chứa hai loại tia cực tím: tia UVA và UVB. Tia cực tím UVB làm tổn thương bề mặt da, gây cháy nắng da. Còn UVA thì tấn công ở mức độ tế bào sâu dưới biểu bì; gây lão hóa da, tạo đốm nâu, và khiến da chảy xệ hay có nếp nhăn. Cả hai tia cực tím này đều có thể gây ung thư da.

Thông thường, kem chống nắng có tác dụng chống tia UVB. Nhưng để chống lại UVA, kem chống nắng cần phải hiển thị chỉ số PA+. Càng có nhiều dấu cộng thì khả năng kháng tia UVA càng cao.

3. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học?

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học có tác dụng chống nắng khác nhau. Chọn sản phẩm nào tuỳ thuộc vào sở thích cũng như làn da bạn.

Kem chống nắng hóa học

Sử dụng thành phần hóa học để hấp thu tia tử ngoạiKhông để lại vệt trắng trên da, nên được nhiều người ưa chuộngNguyên liệu thường gặp là oxybenzone, octinoxate hay avobenzoneCó thể gây dị ứng đối với làn da mẫn cảmKem chống nắng hóa học ảnh hưởng xấu đến môi trường; đặc biệt là có thể gây chết san hô khi đi lặn biển.

Kem chống nắng vật lý

Sử dụng thành phần tự nhiên là các khoáng chấtTạo một lớp màng chắn và hất ngược các tia tử ngoại khỏi daThành phần thường thấy là Titanium Dioxide hay Zinc OxideVì thành phần từ khoáng chất nên kem chống nắng vật lý có thể để lại lớp màng trắng trên daAn toàn hơn cho những ai có làn da nhạy cảm 

4. Có nên sử dụng kem chống nắng chống nước?

Nhãn mác “chống nước” hay “chống thấm” trên kem chống nắng hàm ý: sản phẩm sẽkhó trôi khỏi da mặt bạn khi bạn đang hoạt động mạnh, ví dụ bơi lội, lặn biển hay chơi bóng trên bãi cát. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả trong khoảng 40 phút. Chính vì vậy, bạn vẫn phải chú ý bôi kem chống nắng đều đặn. Kem chống nắng chống trôi không có tác dụng lâu hơn so với kem chống nắng thông thường.

5. Kem chống nắng được chuyên gia kiểm nghiệm có tốt hơn?

Đôi khi bạn sẽ thấy dòng chứ “Dermatologist Tested” hay “Dermatologist Recommended” trên thông tin sản phẩm. Thông điệp này có ý nghĩa gì? Sơ bộ, chúng ta có thể hiểu như sau:

Dermatologist Tested: Đã được kiểm nghiệm lâm sàng. Sản phẩm này đã được các bác sỹ da liễu kiểm tra và cho biết chất lượng đạt chuẩn thí nghiệm.Dermatologist Recommended: Được chuyên gia tin dùng. Một số công ty sẽ đưa sản phẩm mẫu cho bác sỹ da liễu sử dụng. Sau đó, họ sẽ hỏi ý kiến về chất lượng sản phẩm; cũng như việc bác sỹ có khuyến khích bệnh nhân sử dụng sản phẩm này. Nếu sản phẩm chất lượng không tồi tệ, hẳn nó sẽ được liệt kê là “sản phẩm tốt”.

Bạn phải lưu ý là hai thành ngữ này hầu như chỉ mang tính chất quảng cáo. Hiện tại, không có bất cứ cơ quan chức năng nào cấp phép quyền sử dụng hai dòng chữ này trong các thông điệp quảng cáo.

6. Có cần phải quan tâm đến việc kem chống nắng dành cho da mặt hay toàn thân?

Kem chống nắng cho da mặt được thiết kế để không gây bít lỗ chân lông, không gây mụn. Ngoài ra, chúng ta thường không thích các vệt trắng do kem chống nắng để lại. Chính vì vậy, kem chống nắng da mặt được làm từ tổ hợp thành phần hóa học và vật lý. Chúng cũng được thiết kế để dễ bôi đều khắp da mặt; và để tiện cho chúng ta dùng mỹ phẩm trang điểm đi kèm.

Kem chống nắng toàn thân thì ngược lại. Chúng dày dặn hơn, cô đặc hơn. Và chúng cũng được ưu tiên thiết kế tính năng chống thấm, để hạn chế bị trôi mất khi chúng ta ra mồ hôi.

7. Nhớ đọc những thành phần phụ trên nhãn sản phẩm

Tất nhiên, chúng ta luôn để ý đến những thành phần chính (hoạt tính hay active ingredients) trong kem chống nắng. Đó là vì chúng…có tác dụng chống nắng. Nhưng các thành phần phụ (inactive ingredients) cũng quan trọng không kém.

Ví dụ, những ai có làn da nhạy cảm không nên chọn sản phẩm kết hợp kem chống nắng và kem đuổi côn trùng. Hay có chứa hương thơm hóa học (fragrance). Những chất này có thể gây dị ứng da.

Bạn cũng đặc biệt nên tránh những loại kem chống nắng có thành phần phụ là parabens. Các hoạt chất này đã được kiểm nghiệm là có thể gây ung thư; đặc biệt là ung thư vú.

Tác giả:

Tin nên đọc